Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

08/03/2021
Nghề luật sư ở Việt Nam phát triển chậm so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng chậm được ban hành.

Luật sư tại Việt Nam

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

Nghề luật sư ở Việt Nam phát triển chậm so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng chậm được ban hành. Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 97 / SL ngày 10/10/1945 khai sinh nghề luật sư của chế độ mới đến đầu những năm 2000 , ở nước ta, hoạt động hành nghề luật sư chưa có quy tắc đạo đức chính thức và thành văn để điều chỉnh. Mặc dù trong Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 và các văn bản pháp luật có liên quan, có một số quy phạm điều chỉnh những vấn đề thuộc về đạo đức nghề nghiệp của luật sư , có quy định về vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa thật cụ thể , chưa thể hiện hết đặc thù của nghề luật sư. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian từ những năm 1987 đến 2001, do không có quy định chặt chẽ về quy tắc đạo đức hành nghề nên một số tiêu cực trong hoạt động luật sư có điều kiện phát sinh, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín luật sư , nhưng chưa được xử lý hoặc xử lý chưa thích đáng. Theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1997, mỗi Đoàn luật sư đều có nội quy của Đoàn, trong đó có đề cập đến tác phong, hành vi ứng xử của luật sư trong hành nghề . Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, luật sư còn phải tuân thủ các quy định của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác, ví dụ : nội quy phiên tòa, quy chế , lề lối làm việc của cơ quan, tổ chức vv .. Ngoài Nội nghiệp cho luật sư của Đoàn và chỉ áp dụng trong phạm vị tổ chức mình . Đây quy, một số Đoàn luật sư đã soạn thảo và ban hành Quy tắc đạo đức nghề mới chỉ là những quy tắc mang tính thử nghiệm, tạm thời, chưa đầy đủ và toàn diện. Nhìn chung, cho đến thời điểm ban hành Pháp lệnh Luật sư 2001 , ở nước ta chưa có một văn bản hoàn chỉnh, quy định thống nhất về những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư . xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, việc xây dựng một văn bản quy định thống nhất về đạo đức nghề nghiệp của luật sư Việt Nam là nhu cầu cấp thiết. Dù dưới hình thức một Quy chế hay Bộ quy tắc mẫu, văn bản này sẽ là an cứ pháp lý để áp dụng trong quá trình giám sát hoạt động nghề nghiệp, xử lý đối với hành vi vi phạm đạo đức của luật sư , góp phần giữ gìn phẩm chất đạo đức luật sư và nâng cao uy tín của luật sư trong hành nghề . Năm 2001, Pháp lệnh luật sư 2001 được ban hành thay thế Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1997, tại Điều 33 Nghị định số 94 / 2001 / NĐ - CP của Chính phủ ngày 12/12/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư đã giao cho Bộ Tư pháp ban hành bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư . Ngày 05/8/2002, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành kèm theo Quyết định số 356b / 2002 / QĐ - BT bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư . Nội dung của bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp Luật sư đã thể hiện được nhiều điểm cơ bản về đạo đức nghề nghiệp luật sư , tuy nhiên, những quy định tại bản Quy tắc mẫu này mới chỉ đưa ra những quy định manh tính chung nhất mà các luật sư phải tuân theo. Tại Điều 1 của Quyết định số 356b / 2002 / QĐ - BT ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã quy định “ Căn cứ vào Quy tắc mẫu này , Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn mình ” . Như vậy, bản Quy tắc mẫu mới chỉ đưa ra được những quy định về mặt nguyên tắc. Vì thế , để quy tắc mẫu này thực sự đi vào thực tế và có hiệu quả thì mỗi Đoàn luật sư cần phải làm rõ từng quy tắc trong Quy tắc mẫu số 356b / 2002 / QĐ - BT là bộ Quy tắc mẫu, do cơ quan nhà nước là Bộ Tư pháp ban hành. Quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Luật sư ban hành kèm theo Quyết định ban hành. Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư bao gồm Lời nói đầu, 4 Chương và 14 Quy tắc . Đó là những quy tắc chung về đạo đức nghề luật sư và những quy tắc về ứng xử của luật sư trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, theo Quyết định số 356b / 2002 / QĐ - BT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã bộc lộ quá trình thi hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư ban hành kèm một số bất cập. Quy tắc mẫu mới chỉ đưa ra được những quy định cơ bản  mang tính nguyên tắc. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở và nền tảng của Pháp lệnh Luật sư 2001. Năm 2006, Luật Luật sư đã được ban hành với nhiều điểm bổ sung, sửa đổi mới. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước là cần thiết. Luật Luật sư 2006 đã xác định hình thức và thẩm quyền ban hành Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Tại Điều 65 của Luật Luật sư quy định một trong những nhiệm vụ , quyền hạn của Tổ chức luật sư toàn quốc ( nay là Liên đoàn luật sư Việt Nam ) là ban hành và giám sát việc tuân theo quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư . Ngày 20/7/2011, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã được ban hành kèm theo Quyết định số 68 / QĐ - HĐLSTQ của Hội đồng luật sư toàn quốc - Liên đoàn luật sư Việt Nam. Sau hơn tám năm thực hiện, ngày 13/12/2017, Hội đồng Luật sư toàn quốc đã có Quyết định số 204 / QĐ - HĐLSTQ ban hành kèm theo Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Bộ Quy tắc này thay thế Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được Hội đồng luật sư toàn quốc thông qua và ban hành ngày 20/7/2011.

0 bình luận, đánh giá về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20977 sec| 942.672 kb