Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

 

Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự là dịch vụ trọng tâm của Công ty Luật TNHH Everest, hỗ trợ cho người bị buộc tội: bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc trách nhiệm hình sự của họ.

Luật sư được đào tạo bài bản, có chuyên môn pháp lý cao, có kinh nghiệm sâu rộng về các vấn đề xã hội và thực tiễn giải quyết vụ án. Do đó, hoạt động bào chữa của Luật sư có tính chuyên nghiệp rất cao, sẽ mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng.

Luật sư bào chữa không chỉ đại diện cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa, mà còn có vai trò bảo vệ pháp chế, công bằng xã hội. Luật sư bào chữa tham gia vụ án hình sự giúp cân bằng cán cân công lý giữa bên buộc tội (được trao quyền lực Nhà nước) và bên bị buộc tội.

Liên hệ

KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG

Hiểu biết pháp luật hình sự
Hiểu biết pháp luật hình sự
Không hiểu rõ quy định của pháp luật hình sự, người bị buộc tội và người thân thích của họ khó để thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình.
Áp lực về tâm lý
Áp lực về tâm lý
Người bị buộc tội và người thân thích của họ phải chịu áp lực tâm lý rất lớn, do đó họ có thể hành động tiêu cực hoặc có quyết định sai lầm.
Không tuân thủ pháp luật
Không tuân thủ pháp luật
Khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai; giả mạo chứng cứ, tẩu tán tài sản của vụ án; bỏ trốn, trả thù người làm chứng... gây hậu quả nghiêm trọng.
Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ theo đúng thủ tục, trình tự do pháp luật quy định mới có thể giúp người bị buộc tội giá trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp họ.
Oan sai trong vụ án hình sự
Oan sai trong vụ án hình sự
Bức cung, ép cung, nhục hình không chỉ xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm… nhiều trường hợp còn tước đoạt quyền sống của con người.
Khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị là công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội chỉ khi tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

LUẬT SƯ BÀO CHỮA LÀM GÌ

Tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật
Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp người bị buộc tội và người thân thích của họ soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ
Thu thập, kiểm tra, đánh giá về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan; đề nghị cơ quan tố tụng thu thập chứng cứ, giám định, định giá.
Đề nghị trong tố tụng
Đề nghị trong tố tụng
Đề nghị triệu tập, thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng...; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Sao chụp tài liệu
Sao chụp tài liệu
Ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, làm căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
Khiếu nại trong tố tụng
Khiếu nại trong tố tụng
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, khi phát hiện có hành vi trái pháp luật.
Tranh tụng tại phiên tòa
Tranh tụng tại phiên tòa
Trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, lập luận để xác định có tội hoặc vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi phạm tội.

I- CƠ BẢN VỀ BÀO CHỮA VÀ NGƯỜI BÀO CHỮA

[1] Một số ví dụ về sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa

Ví dụ thứ nhất, khách hàng trình bày với luật sư rằng, người thân của họ bị tạm giữ do bị bắt quả tang đang đánh bạc trái phép (theo Điều  321 Bộ luật hình sự). Dù chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, người thân của họ đã bị tạm giữ. Khách hàng muốn luật sư hỗ trợ pháp lý, giúp người thân của họ (người tạm giữ) ổn định tinh thần, có giải pháp phù hợp để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Ví dụ thứ hai, khách hàng nhờ luật sư tư vấn, họ là giám đốc của công ty cổ phần, đã bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, vì có hành vi trốn thuế (theo Điều 200 Bộ luật hình sự). Họ cho rằng, đây là lỗi phối hợp giữa phòng kế toán và phòng kinh doanh, công ty đã không xuất đúng hóa đơn khi bán hàng, không phải công ty cố ý làm trái quy định. Khách hàng sau đó đã ký hợp đồng thuê luật sư bào chữa từ giai đoạn điều tra theo hướng không có tội.

Ví dụ thứ ba, họ là bị cáo trong một vụ án hình sự vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm chết 01 người (theo Điều 260 Bộ luật hình sự). Bị hại đã đi quá tốc độ, mất kiểm soát, đã va vào xe ô tô của bị cáo. Bị cáo cho rằng, đây là trường hợp bất khả kháng, bị cáo không có lỗi. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo có tội, chịu mức hình phạt 12 tháng tù giam là không đúng. Khách hàng muốn luật sư giúp đỡ loại trừ trách nhiệm hình sự.

Trong các ví dụ nêu trên, khách hàng là bị buộc tội hoặc là người thân thích của họ tìm đến luật sư để được hỗ trợ pháp lý. Trong trường hợp này, các công ty luật, văn phòng luật sư cung cấp cho khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa - một dịch vụ chuyên biệt của luật sư hình sự - là phù hợp nhất.

[2] Lưu ý một số khái niệm liên quan đến bào chữa và người bào chữa

Người bị buộc tội: gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong đó: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ; Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự; Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Bào chữa: “là hoạt động dùng lý lẽ, chứng cứ để bênh vực cho một đương sự nào đó thuộc một vụ án hình sự hay dân sự trước Tòa án, hoặc cho việc nào đó đang bị lên án” (Từ điển tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Phê, Nhà xuất bản Hồng Đức).

Quyền bào chữa: Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Về cơ bản, quyền bào chữa trong tố tụng hình sự được hiểu là: tổng thể các quyền mà pháp luật quy định người bị buộc tội có thể sử dụng nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ, hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của họ trong vụ án hình sự.

Suy đoán vô tội: Là nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự, theo đó người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. 

Người bào chữa: là người được người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội lựa chọn, nhờ bào chữa, hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 

Người bào chữa có thể là: [1] Luật sư; [2] Người đại diện của người bị buộc tội; [3] Bào chữa viên nhân dân; [4] Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, Luật sư được đào tạo bài bản, có chuyên môn pháp lý cao, có kinh nghiệm sâu rộng về các vấn đề xã hội và thực tiễn giải quyết vụ án, do đó hoạt động bào chữa của Luật sư có tính chuyên nghiệp rất cao, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng.

Thời điểm tham gia bào chữa: người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

II- VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Tại các nước theo Hệ thống Luật án lệ (Common Law) như Anh và Mỹ, áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng. Sự thật sẽ được xác định thông qua sự tranh luận tự do và cởi mở giữa hai bên - một bên là Nhà nước và bên kia là người bị buộc tội. Thủ tục tố tụng tại phiên toà được thực hiện công khai, bằng miệng, tuân thủ nguyên tắc tranh tụng. Bên buộc tội và bên bào chữa tham gia phiên tòa với tư cách là hai bên đối lập có trách nhiệm chứng minh về sự có tội hay vô tội của bị cáo. 

Tại những quốc gia theo Hệ thống Luật dân sự (Civil Law) như Pháp, Đức: áp dụng mô hình tố tụng xét hỏi, còn gọi là tố tụng thẩm vấn. Thẩm phán vừa là người đưa ra quyết định điều tra vụ án, vừa là người có trách nhiệm tìm ra sự thật, là người chỉ đạo toàn bộ quá trình tố tụng, kể cả giai đoạn điều tra. Viện công tố có nhiều quyền hạn hơn so với trong tố tụng tranh tụng, có quyền chỉ đạo công tác điều tra, quyết định khởi tố. Luật sư bào chữa là người tham gia vào quy trình tố tụng. Khi thực hiện hoạt động bào chữa cho thân chủ, luật sư đồng thời nhiệm vụ bảo vệ trật tự pháp luật, pháp chế và công bằng xã hội.

Tại Việt Nam áp dụng mô hình tố tụng hỗn hợp: nghĩa là mô hình tố tụng xét hỏi thiên về thẩm vấn nhưng có thêm yếu tố tranh tụng. Theo đó, hoạt động tố tụng sẽ theo tuần tự từ điều tra, truy tố, rồi đến xét xử. 

Trước đây, rất ít vụ án hình sự có người bào chữa. Điều này xuất phát từ thủ tục tố tụng hình sự theo “trục dọc”: điều tra - truy tố - xét xử và đều do các cơ quan nhà nước thực hiện. Vai trò của người bào chữa do đó rất mờ nhạt. Hệ quả là, bị can, bị cáo thiếu hiểu biết pháp luật, đặc biệt là trong trường hợp đang bị giam giữ, tạm giam thì rất ít có cơ hội bào chữa, phủ nhận sự buộc tội hoặc để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, vai trò của Luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng ngày càng quan trọng. Luật sư bào chữa có thể tham gia các hoạt động tố tụng của một vụ án hình sự, từ giai đoạn: xác minh tin báo, tố giác tội phạm, đến các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Luật sư khi tham gia bào chữa trong một vụ án hình sự với vai trò đại diện cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị cáo đưa ra những lý lẽ, lập luận, chứng cứ hợp pháp chứng minh những yếu tố gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án, luật sư bào chữa sẽ phát huy vai trò riêng biệt. 

Vai trò của luật sư bào chữa phù hợp với sứ mệnh của luật sư: góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh (Điều 3 Luật Luật sư).

Xem thêm: Sứ mệnh và Chức năng xã hội của Luật sư.

III- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỤ THỂ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA

[1] Người bào chữa trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm

Ngay trong giai đoạn này, người bị tố giác đã có quyền có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình.

Luật sư, người đại diện của người bị tố giác được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, Luật sư, người đại diện của người bị tố giác được có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác. Nếu được điều tra viên hoặc kiểm sát viên đồng ý thì họ được gặp, hỏi người bị tố giác, người bị giữ. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì Luật sư, người đại diện… của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác.

Luật sư còn có quyền có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người bị tố giác; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ở giai đoạn này, Luật sư được sử dụng những biện pháp mà mà pháp luật quy định để hướng dẫn thân chủ về thủ tục pháp lý và trình tự tố tụng. Qua đó, giúp ổn định tinh thần của người bị tố giác, bị yêu cầu khởi tố, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ cũng như góp phần giúp cơ quan điều tra trong quá trình xác minh để tìm ra sự thật khách quan.

[2] Người bào chữa trong giai đoạn điều tra

Luật sư có thể có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, được gặp bị can, bị cáo, thu thập và xuất trình tài liệu, đồ vật, nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Trong giai đoạn điều tra, việc thu thập chứng cứ buộc tội và gỡ tội do cơ quan điều tra thu thập là chủ yếu. Hoạt động điều tra diễn ra không có sự kiểm soát của tòa án. Trong quá trình điều tra, nếu bị can, bị cáo bị tạm giam, tạm giữ thì việc hỏi cung, lấy lời khai chỉ có bị can với điều tra viên, ít khi có mặt của kiểm sát viên, Luật sư bào chữa. Đặc biệt là khi bị can mới bị bắt, bị tạm giữ thì việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra ở một số nơi còn sơ hở, lỏng lẻo, dễ đến dẫn đến hành vi bức cung, dùng nhục hình, tiêu cực, làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Trường hợp kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra không thực hiện hết trách nhiệm của mình hoặc cấu kết với cán bộ điều tra thì những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp rất dễ xảy ra, khi đó bị can, bị cáo không có cơ hội được bảo vệ. Nhưng nếu Luật sư có mặt ngay từ giai đoạn điều tra thì sẽ hạn chế được tình trạng tiêu cực, bức cung, nhục hình, mớm cung xảy ra. Luật sư ngoài tính chất trợ giúp, hướng dẫn cho thân chủ của mình còn có khả năng theo dõi, giám sát trình tự tố tụng. Qua đó, bên cạnh việc giúp thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp còn giúp Cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện ra những sai phạm, tiêu cực để kịp thời xử lý, hoàn thiện bộ máy tố tụng.

[3] Người bào chữa trong giai đoạn truy tố

Sau khi có cáo trạng của Viện kiểm sát và chuyển sang giai đoạn truy tố, trường hợp không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ cáo trạng và có các căn cứ để cho rằng vụ án chưa được làm rõ. Luật sư có quyền kiến nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thu thập bổ sung, đánh giá, xem xét lại các chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.

[4] Người bào chữa trong giai đoạn xét xử 

Luật sư sẽ tiến hành phân tích, giải thích những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà Luật sư cho rằng có ý nghĩa trong việc tìm ra sự thật khách quan hoặc gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Luật sư được tham gia quá trình xét hỏi, tranh tụng, đưa ra những lập luận, lý lẽ dựa trên những chứng cứ thu thập được cũng như trên cơ sở quy định của pháp luật.

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm quyền và vị thế của Luật sư tranh tụng tại phiên tòa được nâng cao, Luật sư có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác: “Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án” (Khoản 4 Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự).

Trong các phiên tòa có Luật sư, vụ án sẽ được nhìn nhận đa chiều, khách quan và mang tính chất phản biện nhiều hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp Hội đồng xét xử đưa ra những phán quyết đúng đắn, công tâm, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tránh tình trạng oan sai và tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án. 

Xem thêm: Ngành luật hình sự trong Hệ thống pháp luật của Việt Nam.

IV- MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC VỀ LUẬT SƯ BÀO CHỮA, NGƯỜI BÀO CHỮA

[1] Một số vi phạm pháp luật điển hình

Oan, sai trong lĩnh vực hình sự: oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam không hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm… mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người. 

'Hành chính hóa' hoặc 'Dân sự hóa' hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) cũng không hiếm tại Việt Nam. Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Ngộ nhận về luật sư: cho rằng luật sư sẽ giúp người bị buộc tội từ 'có tội' thành 'không phạm tội', hoặc luật sư sử dụng lợi thế và quan hệ cá nhân làm giúp người bị buộc tội 'chạy án'.

Một số ví dụ điển hình về hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự, như: [a] Người đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ số tiền, hoặc tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị xử lý theo Điều 364, Tội đưa hối lộ, hoặc Điều 365, Tội môi giới hối lộ, hoặc Điều 354, Tội nhận hối lộ; [b] Người có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội thì bị xử lý theo Điều 368, Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; [c] Người có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội bị xử lý theo Điều 369, Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; [d] Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị xử lý theo Điều 370, Tội ra bản án trái pháp luật; [đ] Người tiến hành tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án bị xử lý theo Điều 375, Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Ngoài ra, còn hàng chục hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị coi là tội phạm về chức vụ, hoặc xâm phạm hoạt động tư pháp, hoặc xâm phạm sở hữu, ghi nhận trong Bộ luật hình sự.

[2] Thù lao luật sư và chi phí pháp lý

Thù lao luật sư bào chữa theo thỏa thuận: được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý và dựa trên các căn cứ: (a) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (b) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (c) kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Mức thù lao của luật sư bào chữa được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc. Tại Công ty Luật TNHH Everest, Thù lao luật sư bào chữa trong vụ án hình sự từ 10.000.000 đồng cho một giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.

Thù lao của luật sư bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng: mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc. Luật sư được thanh toán chi phí pháp lý như tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác theo quy định của Chính phủ.

Thời gian làm việc của luật sư bào chữa: được tính bao gồm: (a) thời gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; (b) thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa; (c) thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu; (d) thời gian tham gia phiên tòa; (đ) thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.

QUY TRÌNH DỊCH VỤ

Bước
1
Tiếp nhận thông tin ban đầu
Đề nghị với người yêu cầu dịch vụ cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu, để có thông tin sơ bộ về nội dung, diễn biến, vướng mắc, mong muốn của họ.
Bước
2
Xác định yêu cầu khách hàng
Trao đổi với người yêu cầu dịch vụ để xác định mục tiêu (thật), thực trạng, thông tin liên quan, nhận thức, năng lực tài chính, mối quan hệ giữa khả năng thực hiện với mong muốn của họ.
Bước
3
Hướng dẫn, đề xuất giải pháp
Đưa ra hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật, phương án giải quyết sơ bộ (nếu có thể) hoặc tư vấn cho người yêu cầu dịch vụ giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý
Giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
Thu thập chứng cứ, tài liệu
Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan, xác định người làm chứng, người có liên quan...; gặp người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để phục vụ cho công việc bào chữa.
Bước
6
Đề xuất các nội dung khác
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề.
Bước
7
Hoạt động bào chữa
Cung cấp dịch vụ pháp lý: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư, Bộ luật tố tụng hình sự.
Bước
8
Đánh giá, điều chỉnh
Tổng hợp, thông báo công việc đã thực hiện với khách hàng theo thời hạn được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; xác định vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Bước
9
Thanh lý hợp đồng dịch vụ
Các bên xác nhận những nội dung của hợp đồng đã hoàn thành, chưa hoàn thành (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ BÀO CHỮA
  • Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
  • Người thân thích của người bị buộc tội.
  • Người bị buộc tội thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý (miễn phí): trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người thuộc hộ cận nghèo; người người cao tuổi, người khuyết tật, người là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; hoặc người thân thích của người bị buộc tội nhưng có khó khăn về tài chính.

AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ BÀO CHỮA
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

KHÁCH HÀNG CHỌN CHÚNG TÔI

Luật sư giàu kinh nghiệm
Luật sư giàu kinh nghiệm
Đội ngũ luật sư có kinh nghiệm không chỉ trong lĩnh vực hình sự, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi có thể giúp khách hàng xử lý các vấn đề phức tạp.
Thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu tâm lý và mong muốn của khách hàng, chúng tôi là người đồng hành đáng tin cậy, mang lại các giải pháp phù hợp, hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Mạng lưới đối tác
Mạng lưới đối tác
Các đối tác là các tổ chức, cá nhân giàu kinh nghiệm, có mặt tại nhiều tỉnh thành, cung cấp dịch vụ bổ trợ, đồng thời giúp chúng tôi để giải quyết các vụ việc nhanh, chính xác.
Phí dịch vụ hợp lý
Phí dịch vụ hợp lý
Thù lao luật sư và chi phí pháp lý được chúng tôi thông báo công khai. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp giúp khách hàng lựa chọn gói dịch vụ với chi phí phù hợp, hiệu quả cao.
Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin
Giữ bí mật thông tin khách hàng thể hiện sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Chúng tôi chỉ công bố thông tin mật khi được sự đồng ý của khách hàng.
Ứng dụng công nghệ luật
Ứng dụng công nghệ luật
Công nghệ luật (Lawtech), mang lại cho chúng tôi có lợi thế vượt trội: bảo mật thông tin, tiếp cận tài liệu, giao kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ trực tuyến.
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.59870 sec| 1203.492 kb