Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm trên tử thi . Từ hoạt động khám nghiệm tử thi , xác định được cơ chế hình thành các vết thương , thương tích trên tử thi , làm rõ được nguyên nhân chết , các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ . Những tài liệu phản ánh hoạt động khám nghiệm tử thi bao gồm : Biên bản khám nghiệm tử thi , Bản ảnh khám nghiệm tử thi; Kết luận giám định pháp y về tử thi ; …

Khi phân tích , đánh giá Biên bản khám nghiệm tử thi , các bản ảnh chụp từ thi ; Kết luận giám định về tử thi , Luật sư cần phân tích được đầy đủ các khía cạnh hình thức pháp lý của các tài liệu , trình tự , thủ tục khám nghiệm tử thi , trình tự , thủ tục thực hiện giám định và các nội dung được ghi nhận , phản ánh trong Biên bản khám nghiệm tử thi , kết luận giám định … Từ đó tiếp tục đánh giá tính hợp pháp , tính khách quan và tính liên quan của các tài liệu này .
Biên bản khám nghiệm tử thi và các bản ảnh chụp tử thi
Thứ nhất , khi nghiên cứu , phân tích các tài liệu liên quan đến công tác khám nghiệm tử thi , đòi hỏi Luật sự cần hết sức chú ý kiểm tra về hình thức của văn bản này . Theo đó , Biên bản khám nghiệm từ thì cũng phải được lập theo mẫu luật định và phải có đủ các yếu tố nội dung bắt buộc . Luật sư cần xác định : Biên bản khám nghiệm tử thi có ghi rõ địa điểm , giờ , ngày , tháng , năm tiến hành khám nghiệm tử thi hay không ? Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của cuộc khám nghiệm có được cập nhật chính xác không ? Đây là nội dung hết sức quan trọng , nó thể hiện tính xác thực của một hoạt động được diễn ra và tiến hành . Nếu biên bản không đề cập chi tiết này , Luật sư cần kiến nghị , yêu cầu CQĐT xem xét lại tính hợp pháp của một văn bản quan trọng , theo đó văn bản này không có giá trị chứng minh .
Thứ hai , Luật sư cần nghiên cứu , phân tích kỹ về nội dung của hoạt động khám nghiệm tử thi được phản ánh trong biên bản khám nghiệm tử thi . Trước hết , Luật sư phải nghiên cứu xem thành phần tiến hành có đúng theo quy định của pháp luật không , như : tên người có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm tử thi , người tham gia khám nghiệm tử thi hoặc người liên quan đến hoạt động khám nghiệm tử thi , khiếu nại , yêu cầu hoặc đề nghị của họ .
Thứ ba , Luật sư cần kiểm tra kỹ về Biên bản khám nghiệm tử thi , xem biên bản có chữ ký của những người tham gia khám nghiệm tử thi hay không . Những điểm sửa chữa , thêm , bớt , tẩy xóa trong biên bản có được xác nhận bằng chữ ký của những người tiến hành và tham gia khám nghiệm không . Trường hợp người tham gia khám nghiệm tử thi không ký vào biên bản , mặc dù người biên bản đã ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản , nhưng Luật sư cần hết sức lưu ý về chi tiết này , lý do vì sao không ký là điều Luật sư cần tìm hiểu thực chất về nó .
Thứ tư , Luật sư cần kiểm tra kỹ về trình tự , thủ tục khám nghiệm , như : Việc khám nghiệm tử thi do Giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến . Các thành phần có mặt đầy đủ không ? Có thiếu ai không ? Việc thiếu đó có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của văn bản này không ? Có sự tham gia của Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện , thu thập dấu vết phục vụ việc giám định hay không ? Điều này là hết sức quan trọng , bởi nếu người tiến hành không đủ tư cách , không đúng thành phần hoặc người cần phải có mặt không đến thì có nghĩa việc khám nghiệm đã không bảo đảm tính hợp pháp , do đó kết quả khám nghiệm hoàn toàn có thể bị lệch lạc và Luật sư có quyền nghi ngờ về giá trị chứng minh của chứng cứ này .
Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của CQĐT và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành . Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã , gian , đ gia giá quyền phường , thị trấn nơi chôn cất tử thi biết .
Để nắm bắt , đánh giá được trình tự , thủ tục khám nghiệm từ thị trên đây , Luật sự cần dựa vào việc phân tích , đánh giá các yếu tố về hình thức của Biên bản khám nghiệm tử thi và kiểm chứng thông qua thủ tục xét hỏi tại phiên tòa .
Thứ năm , nội dung của Biên bản khám nghiệm tử thi phải nhận dạng tử thi , các đặc điểm bên ngoài của tử thi ( chiều dài tử thi , quần áo , vật dụng mang theo ) ; Tình trạng tử thi , dấu vết để lại trên tử thi Đặc biệt , Luật sư cần nghiên cứu kỹ về bộ ảnh chụp tử thi là tài liệu gắn liền với Biên bản khám nghiệm tử thi , Luật sư cần xem xét tính phù hợp giữa các dấu vết thể hiện trên bản ảnh với mô tả dấu vết Biên bản khám nghiệm tử thi .
Khi nghiên cứu , phân tích Biên bản khám nghiệm tử thi , Luật sư cần nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các tài liệu , chứng cứ khác trong đó quan trọng nhất là các vật chứng được xác định là hung khí gây án và lời khai của các bị can , người làm chứng , người liên quan trong vụ án mà đáng chú ý nhất là các lời khai có giá trị xác định cách thức mà các bị can thực hiện hành vi xâm phạm lên cơ thể nạn nhân . Từ đó , Luật sư có thể đánh giá đặc điểm của hung khí , cách thức thực hiện hành vi của bị can xâm phạm lên cơ thể của nạn nhân có phù hợp với các dấu vết trên tử thi hay không ? Nói cách khác , cơ chế hình thành các dấu vết trên cơ thể tử thi như thế nào ? Các dấu vết trên từ thị có quan hệ nhân quả với hành vi của bị can hay không ? Đây chính là kỹ năng của Luật sư đánh giá tính liên quan của các tài liệu khám nghiệm tử thi.