Mục tiêu nghiên cứu hồ sơ của luật sư tư vấn

22/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Nghiên cứu hồ sơ có thể được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tư vấn pháp lý cho khách hàng. Luật sư có thể nghiên cứu trước hoặc sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, có thể nghiên cứu trước khi tra cứu các văn bản pháp luật, án lệ, tiền lệ, hoặc lật lại hồ sơ nghiên cứu bổ sung trong quá trình soạn thảo thư tư vấn hoặc đưa ra ý kiến pháp lý. Việc nghiên cứu hồ sơ ở mỗi giai đoạn khác nhau của quy trình tư vấn có thể hướng đến một hoặc một số mục tiêu sau 

1- Luật sư tư vấn hiểu được yêu cầu tư vấn của khách hàng

Mỗi đề xuất tư vấn của khách hàng đều gắn một “câu chuyện pháp lý”, diễn biến, tình tiết cụ thể và khác biệt với các vụ việc luật sư đã tư vấn. Trong tất cả các “câu chuyện luật sư sẽ là “nhân vật mới được mời gia nhập để tìm hiểu và cho một hoặc một số “nhân vật chính” trong câu chuyện đó. Chính vì lẽ đó, luật sư thường phải tìm hiểu kỹ lưỡng từng tình tiết, diễn biến của sự việc hay dự định của khách hàng để từ đó hiểu được đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu làm nền tảng cho yêu cầu tư vấn pháp luật của khách hàng.

Khách hàng không phải luôn đưa ra một yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý hợp lý. Nhiều khách hàng do hạn chế về kiến thức pháp luật nên có thể sẽ đưa ra các yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý không hợp lý hoặc nhiều yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng không được diễn đạt đúng với mong muốn của họ.

2- Luật sư tư vấn xác định được cơ sở để đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý

Trước khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, luật sư cần dành thời gian thích hợp cho việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc. Nhiều luật sư cho rằng không cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc quá kỹ lưỡng khi chưa ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng dẫn đến việc nghiên cứu hồ Sơ Sơ sài, không cẩn thận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ một cách sơ bộ, luật sư tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.

Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư tiến hành nghiên cứu sâu hồ sơ thì nhận thấy bối cảnh vụ việc phức tạp hơn hình dung ban đầu, hoặc khác với kết quả thẩm định hồ sơ ban đầu. Trong một số trường hợp, luật sư phải xin lỗi khách hàng về việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc phải đàm phán lại với khách hàng về phạm vi công việc hay phí dịch vụ pháp lý. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý đàm phán lại hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư có thể phải “ngậm ngùi” thực hiện tiếp hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu vào trường hợp phức tạp thì có thể dẫn đến tranh chấp làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư, hãng luật.

Việc nghiên cứu hồ sơ trước giai đoạn ký hợp đồng dịch vụ pháp lý là một cách cẩn trọng giúp luật sư nắm được toàn diện bối cảnh vụ việc, xác định được những vấn đề pháp lý mấu chốt, phạm vi công việc, khả năng thực hiện công việc của luật sư, hãng luật, từ đó đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý hiệu quả hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Luật sư tư vấn hiểu được bối cảnh vụ việc để tư vấn cho khách hàng

Ngay khi thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư cần phải tiếp tục dành thời gian phù hợp để nghiên cứu hồ sơ, hiểu được “câu chuyện của khách hàng. Với những vụ việc có sự kiện, tình tiết tương đối rõ ràng, luật sư có thể dễ dàng nhận biết được, hiểu được bối cảnh tư vấn. Trên thực tế, đa phần những vụ việc khách hàng đề nghị luật sư tư vấn đều là những bài toán tương đối hóc búa với những thông số, dữ liệu phức tạp không dễ gì luật sư có thể hiểu ngay được nếu như không có sự phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, chứng cứ với nhau và với những thông tin do khách hàng trình bày bằng lời nói và với kiến thức và kinh nghiệm của luật sư.

Trên thực tế có nhiều luật sư sau khi nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc đã tìm ra một diện mạo mới về vụ việc của khách hàng. Thực tế này là do khách hàng thường có tâm lý nói ra những điều có lợi cho mình và không đề cập đến những điểm bất lợi hoặc giảm trừ đến mức tối đa có thể những sai sót, hạn chế, vi phạm của mình trong vụ việc.

Do đó, nếu không cẩn trọng, khách quan và Có kỹ năng nghiên cứu hồ sơ tốt, luật sư có thể không có được “nguyên liệu”, “vật liệu” và “chất phụ gia” tốt để sử dụ trong quá trình phân tích pháp lý, đưa ra các giải pháp, ý kiến tư vấn cho khách hàng.

Mỗi vụ việc hay đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng đều có những sự kiện, tình tiết, bối cảnh thực tế nhất định và là những vụ việc đó có “cuộc đời riêng” của mình. Công việc của luật sư không chỉ đơn thuần là đọc và ghi nhận những thông tin, khách hàng cung cấp mà cần phải so sánh, đối chiếu, lý giải đặt câu hỏi, xác minh, kiểm tra để hiểu một cách thực sự đời sống riêng của mỗi vụ việc được yêu cầu tư vấn. Nhiều luật sự đồng ý cho rằng luôn luôn cần đặt câu hỏi: Tỷ lệ “băng chìm” là bao trong mỗi vụ việc. Khi ý thức được điều đó, luật sư mới có sự đầu tư thích hợp vào quá trình nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn. Hiểu được về vụ việc, bối cảnh tư vấn sẽ giúp luật sư tiếp cận được gần hơn đến một sản phẩm tư vấn sát với thực tế, hiệu quả và hữu ích cho khách hàng.

4- Luật sư tư vấn củng cố hồ sơ vụ việc

Nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc sẽ gắn liền với việc luật sư đọc tài liệu, rà soát, đối chiếu, so sánh, xác minh. Trong quá trình này, luật sư sẽ kiểm tra lại những thông tin khách hàng cung cấp, lời trình bày của khách hàng có tương thích với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc hay không. Đặc biệt, luật sư sẽ có thể phát hiện ra những điểm mâu thuẫn, không rõ ràng giữa các tài liệu, thông tin liên quan đến vụ việc nên phải tự tìm lời giải và/hoặc yêu cầu khách hàng giải thích, làm rõ những điểm mâu thuẫn, bất đồng đó. Kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn có thể là việc luật sư phát hiện ra một hoặc một số tình tiết, sự kiện cần khách hàng cung cấp thêm thông tin, tài liệu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

5- Luật sư tư vấn xác định vấn đề pháp lý của vụ việc

Mục tiêu trọng tâm của việc nghiên cứu hồ sơ là xác định vấn đề pháp lý của vụ việc. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, các tài liệu, tình tiết, sự kiện có trong hồ sơ, luật sư xác định những vấn đề pháp lý mấu chốt, những vấn đề pháp lý phụ để từ đó tiếp tục phân tích hồ sơ, tra cứu và áp dụng các quy định của pháp luật, án lệ để tư vấn cho khách hàng.

6- Luật sư tư vấn định hướng cho việc tra cứu văn bản quy phạm pháp luật, án lệ

Thông qua việc làm rõ những thông tin về liên quan đến vụ việc, ví dụ, thông tin liên quan đến từ cách chủ thể, nội dung sự việc, giao dịch, đối tượng giao dịch, thời điểm diễn ra sự việc, nơi diễn ra sự việc và đặc biệt là những vấn đề pháp lý của vụ việc, luật sư sẽ có những định hướng trong việc khoanh vùng để tra cứu, xác định văn bản pháp luật cụ thể áp dụng vào vụ việc của khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

7- Luật sư tư vấn tạo cơ sở cho việc soạn thảo thư tư vấn

Để có thể đưa ra ý kiến tư vấn dưới bất kỳ phương thức nào, bằng lời nói hoặc bằng văn bản, luật sư luôn cần đến những chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ việc. Trên cơ sở thực tế, bối cảnh, hồ sơ vụ việc, luật sư thực hiện quá trình phân tích, đánh giá để hiểu được bản chất pháp lý của vụ việc, đối chiếu với các quy định pháp luật, kết hợp với các kiến thức chuyên môn, luật sư phác thảo cấu trúc của thư tư vấn cũng như nội dung cụ thể của thư tư vấn.

Quá trình luật sư nghiên cứu, phân tích vụ việc, đặc biệt là việc xác định vấn đề pháp lý của vụ việc sẽ là cơ sở quan trọng để luật sư hình thành “sườn”, “khung” những vấn đề sẽ nhận định, đánh giá trong văn bản tư vấn. Việc phác thảo cấu trúc nội dung thư tư vấn sẽ giúp luật sự kiểm soát được tính logic, hợp lý, khoa học của thư tư vấn. Thông thường, thư tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc triển khai dự định, kế hoạch kinh doanh; giải quyết tranh chấp, tìm giải pháp giải quyết vấn đề v,v. thường có một cấu gọi là “mô tả sự việc”.

Trong cấu phần này, luật sư thường phải nêu lại bối cảnh vụ việc theo các cách như: sắp xếp vụ việc theo thời gian (theo diễn biến xuôi hoặc diễn biến ngược); mô hình hóa diễn biến vụ việc. Bên cạnh đó, luật sư sẽ phải liệt kê các tài liệu luật sư đã được cung cấp, đã sử dụng để làm cơ sở cho việc phân việc và đưa ra ý kiến tư vấn ở phần sau. Những giả định, bảo lưu của luật sư cũng được đưa vào cấu phần này nhằm giới hạn lại thông tin chưa được xác minh, khó xác minh và đưa ra những bảo lưu để hạn chế những rủi ro nghề nghiệp cho luật sư. Cấu phần này có ý nghĩa khái quát lại cơ sở thực tế mà luật sư đã nghiên cứu, cơ sở cho việc phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn ở những phần tiếp theo. Nếu không có cấu phần này, văn bản tư vấn của luật sư không đảm bảo tính toàn diện và trong nhiều trường hợp đưa lại cho luật sư những rủi ro không đáng có.

8- Một số lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án

Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần lưu ý những vấn đề sau để hạn chế những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu hồ sơ:

(i) Khách quan trong việc đọc, hiểu và phân tích hồ sơ: Qua quả trình tiếp xúc với khách hàng, Luật sư đã được tiếp cận với thông tin vụ việc và thông tin đó đa phần được phản ánh, trình bày lại theo cách hiểu của khách hàng và gắn với tâm trạng, quan điểm của cá nhân khách hàng. Bên cạnh đó, trong trường hợp luật sư không được trực tiếp tiếp xúc khách hàng, các thông tin về vụ việc được trao đổi lại bởi luật sư họp với khách hàng. Như vậy, thông tin về vụ việc qua trao đổi lại sẽ ít nhiều được trình bày dưới góc độ đánh giá của một cá nhân. ĐÓ có được kết quả nghiên cứu hồ sơ toàn diện, hiệu quả. Luật sư cần có sự độc lập trong việc đọc, đánh giá các tình tiết, dữ kiện và xác định các vấn đề pháp lý trong vụ việc.

(ii) Luôn có sự đối chiếu chéo các dữ kiện đã thu thập được: Để hiểu vụ việc theo sự nhìn nhận của cá nhân luật sư, luật sư cần đổi chiểu chéo các dữ kiện có trong hồ sơ vụ việc. Việc đối chiếu chéo dữ liệu, thông tin, tài liệu trong nhiều trường hợp giúp luật sư tìm ra những bất cập, mâu thuẫn, không toàn diện của hồ sơ do khách hàng cung cấp. Trên cơ sở đó, luật sư tiếp tục đặt ra những câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho những tình tiết, dữ kiện bất thường, bất hợp lý.

(iii) Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu hồ sơ: Quy trình nghiên cứu hồ sơ đưa ra những khuyến nghị cho luật sư để đảm bảo việc nghiên cứu hồ sơ được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. Do đó, việc thực hiện theo quy trình còn có thể giúp cho luật sư hạn chế được những thiếu sót, khó khăn thường phát sinh trong quá trình nghiên cứu hồ sơ. Bên cạnh đó, việc tuân thủ quy trình sẽ tiết kiệm thời gian cho luật sư - điều mà đa phần các luật sư có uy tín và kinh nghiệm luôn cảm giác thiếu.

- Mục tiêu chung cần đạt được về tra cứu pháp lý

- Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Mục tiêu nghiên cứu hồ sơ của luật sư tư vấn được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Mục tiêu nghiên cứu hồ sơ của luật sư tư vấn có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Mục tiêu nghiên cứu hồ sơ của luật sư tư vấn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.82010 sec| 992.57 kb