Những vấn đề chung khi tham gia tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi

"Duy chỉ có phục tùng pháp luật mà mọi người đã đặt ra vì mình mới là tự do".

Jean-Jacques Rousseau, 1712 - 1778, nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng, người Pháp 

Những vấn đề chung khi tham gia tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng chủ yếu ở 02 tư cách: họ là người bị buộc tội hoặc là người bị những hành vi phạm tội xâm hại. Người dưới 18 tuổi là thân chủ tương đối phổ biến của luật sư hình sự với cả hai tư cách: bào chữa chỉ định và khách hàng mời.

Những quy định riêng có tính chất đặc thù trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội và trong việc bảo vệ họ khi bị những hành vi phạm tội xâm hại của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự thể hiện chính sách đặc thù của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi, đồng thời thể hiện yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Liên hệ

I- ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người dưới 18 tuổi là trẻ em theo Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, hoặc là người chưa thành niên tùy theo cách quy định của mỗi quốc gia (theo Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, là người chưa thành niên). Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về tâm sinh lý; còn nhiều hạn chế về nhận thức xã hội. Người dưới 18 tuổi có một số đặc điểm nổi bật ở các khía cạnh thể chất (sinh học) và khía cạnh nhận thức (xã hội) như sau:

Thứ nhất, ở khía cạnh thể chất (sinh học), đây là lứa tuổi mà cơ thể’ đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Những nghiên cứu y khoa cho thấy trên biểu đồ sinh trưởng, ở độ tuổi dưới 18, các cơ quan và chức năng của cơ thể’ có sự phát triển mạnh mẽ nhất là giai đoạn 14-18 tuổi, tuyến nội tiết phát triển mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục và tuyến giáp trạng), dẻ đưa đèn nhưng cảm xúc mạnh, những phản ứng thái quá, vô cớ, bất bình thường.

Thứ hai, ở khía cạnh nhận thức (xã hội), người dưới 18 tuổi chưa có hiểu biết đầy đủ về kiến thức xã hội. Ở độ tuổi này, người dưới 18 tuổi chủ yếu là học sinh ở các cấp giáo dục phổ thông. Lứa tuổi 14 - 18 khi phạm tội nhưng chưa nhận thức được đầy đủ tính chất hành vi củng như hậu quả sẽ gây ra. Đặc biệt, xuất phát từ suy nghĩ đơn giản, bằng bột, người dưới 18 tuổi đẻ có những hành động bộc phát, thiếu kiềm chế, đẻ bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài.

Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi là người ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, đây là độ tuổi có đầy đủ các đặc tính sinh học, xã hội như đã phần tích và bước đấu phải chịu TNHS về một số tội phạm nhất định (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi) và phải chịu TNHS hấu hết các tội phạm (từ đủ 16 tuổi). Như vậy, họ đã có nàng lực TNHS và phải chịu TNHS tương ứng với hai nhóm tuổi cụ thể như trên. Người bị hại dưới 18 tuổi là tất cả những người ở mọi độ tuổi dưới 18 mà không phải chỉ ở độ tuổi 14 - 18 như đối với người bị buộc tội.

Người dưới 18 tuổi dễ bị tội phạm xâm hại, dề bị đưa đến nguy cơ nạn nhân hoá do sức khỏe, khả năng tự bảo vệ bản thân còn hạn chế, do ngây thơ, cả tin, thiếu hiểu biết xã hội. Khi bị tội phạm xâm hại, họ có nguy cơ bị tổn thương cao hơn (cho rằng tổn thất mình phải gánh chịu là quá lớn, xã hội quá bất công, cuộc đời quá bất hạnh, người lớn quá vô tâm, một só bị hại dưới 18 tuổi lại có diễn biến tâm lý tiêu cực theo chiều hướng tự đổ lỗi cho bản thân, tự oán trách bản thân) hoặc ngược lại chưa ý thức được về tổn thất mà mình đã trải qua hoặc những hậu quả mà mình sẽ phải gánh chịu trong những giai đoạn sắp tới của cuộc đời.

Khi tham gia tố tụng, người dưới 18 tuổi thường có tâm lý sợ hãi, e dè, không dám bộc lộ hết suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Về phía người bị buộc tội, một số người dưới 18 tuổi lại cố tỏ ra bất chấp, bất cấn, coi thường người tiến hành tố tụng để che giấu sự sợ hãi bên trong. Có trường hợp, người dưới 18 tuổi từ chối tiếp xúc với cha mẹ, người đại diện hợp pháp, đại diện của nhà trường vì mặc cảm, sợ bị lên án, trách mắng. Về phía bị hại, rất nhiều bị hại dưới 18 tuổi không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng do các nguyên nhân khách quan như do phải đến trường, do tác động của gia đình và do nguyên nhân chủ quan (sợ đến cơ quan công an, sợ đến bệnh viện để giám định, sợ phải nhớ lại, nhắc lại quá trình bị tội phạm xâm hại, sợ gặp lại người phạm tội, sợ bạn bè và dư luận xã hội đàm tiếu).

Do kiến thức xã hội hạn chế, kinh nghiệm sống chưa nhiểu, người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng chưa có nhận thức đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, chưa có ý thức thực hiện các quyển của bản thân và yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp mà người dưới 18 tuổi được hưởng. Người dưới 18 tuổi cũng chưa biết cách để tự bảo vệ mình trước những tác động mà quá trình tố tụng hình sự đưa lại.

Người dưới 18 tuổi được xếp vào nhóm những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi tham gia quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Theo cách tiếp cận quyền (right-based approach), là một trong các nhóm dễ bị tổn thương (cùng với người già, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBT...), người dưới 18 tuổi dễ bị lãng quên, bị vi phạm, bị gây khó khăn trong việc thụ hưởng quyền. Do đó, họ được bảo vệ bằng các quy định đặc thù của pháp luật nói chung, bằng các quy định riêng của luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành tạm giữ, tạm giam, luật thi hành án hình sự phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm dễ bị tổn thương của lứa tuổi.

Theo Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên trước đây, thì “người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự”.

Gia đình người dưới 18 tuổi bị buộc tội cũng có một số biểu hiện tâm lý cơ bản mà luật sư cần lưu ý: hoặc cũng sợ hãi, mặc cảm do con em mình phạm tội, do sợ bị lên án đã buông lỏng việc dạy dỗ, quản lý con; hoặc không nhìn thấy trách nhiệm của con em mình cũng như của chính mình mà đổ lỗi cho xã hội, cho nhà trường, cho rằng bạn bè xấu đã rủ rê, lôi kéo con em mình phạm tội hoặc tiêu cực hơn nửa là đổ lỗi cho nạn nhân đã dụ dỗ, khích bác, chơi xấu... Một số gia đình có tâm lý dựa vào các quan hệ xã hội họ có để nhờ và, hoặc dựa vào điều kiện kinh tế, hoặc bât cân, không quan tâm người dưới 18 tuổi, hoặc quá sốt sắng muốn cứu con em khỏi vòng lao lý bằng mọi giá... đếu là những yêu tố tâm lý tác động không nhỏ đến hoạt động của người bào chua.

Gia đình người dưới 18 tuổi là bị hại lại có một số dạng tâm lý khá phổ biến như: quyết tâm đấu tranh đến cùng để đem lại sự thật và công lý cho con em họ, đầy là trường hợp họ rất bất bình, căm phẫn trước hành vi phạm tội hoặc trước thái độ ứng xử của người phạm tội sau khi tội phạm xảy ra; ngại va chạm, ngại tiếp xúc với cơ quan tiến hành tố tụng và muốn vụ án được xử lý nhanh gọn; quan tâm nhiều đến việc bồi thường thiệt hại, thậm chí chỉ quan tâm đến mức bồi thường...; một số trường hợp con em họ là nạn nhân của tội phạm nhưng cũng có lỗi thì hoặc không thừa nhận lỗi, hoặc không muốn “làm to chuyện”.

Những yếu tố tâm lý này của gia đình người dưới 18 tuổi là những ván đế khách quan mà luật sư phải chủ động chuẩn bị đê lường trước và có phương án giúp họ nhận thức đúng, xử sự đúng và hợp tác với luật sư đè’ đạt được hiệu quả bào chữa cao nhất.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- CÁC CHÍNH SÁCH VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

Các nguyên tắc giải quyết vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi bao gồm:

Một là, từ phương diện luật nội dung, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và yêu cầu của việc phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện, Bộ luật hình sự dành một chương riêng quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có nguyên tắc xử lý (Chương XII của Bộ luật hình sự năm 2015). Những nguyên tắc xử lý được quy định trong chương này thể hiện chính sách của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, dòng thời là cơ sở để quy định những vấn đề cụ thể về TNHS cũng như về trình tự, thủ tục giải quyết những vụ án do họ thực hiện. Theo Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, những nhóm nguyên tắc cơ bản quy định về việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được khái quát như sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Về mục tiêu xử lý, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm đảm lợi ích tốt nhất cho họ, chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dần có ích cho xã hội.

Nguyên tắc thứ hai: Về căn cứ quyết định việc xử lý, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải dựa trên độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của việc gây ra tội phạm. Việc truy cứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Nguyên tắc thứ ba: Về miễn TNHS và xử lý bằng các biện pháp khác do Bộ luật hình sự quy định. Người dưới 18 tuổi có thể được miễn TNHS và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, phạm tội trong khuôn khổ một số tội danh nhất định, loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng tùy theo độ tuổi quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự hoặc trong trường hợp là người đồng phạm nhưng với vai trò không đáng kể.

Nguyên tắc thứ tư: Về áp dụng hình phạt: (1) về hình phạt tử hình và tù chung thân, không xử phạt tù chung thân, tử hình; (2) về hình phạt tù có thời hạn, khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho họ được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất; (3) về' hình phạt tiền, không áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; (4) về hình phạt bổ sung: không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguyên tắc thứ năm: án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi khi chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Hai là, từ phương diện luật hình thức, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đặt ra các nguyên tắc:

Nguyên tắc thứ nhất: Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi: Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các quy trình, thủ tục tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tố tụng cũng phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của họ.

Việc bảo đảm quyền được đối xử phù hợp với tâm lý, lứa tuổi đòi hỏi một bộ máy tố tụng thân thiện với những người tiến hành tố tụng có hiểu biết về tâm lý, lứa tuổi chưa thành niên, có kiến thức về khoa học giáo dục, có kỹ năng giao tiếp, có thái độ tôn trọng đối với người dưới 18 tuổi, quá trình lấy lời khai, hỏi cung đòi hỏi nội dung, cách thức đặt câu hỏi phải phù hợp với mức độ trường thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, các thiết chế tư pháp về cơ sở vật chất như bướng hỏi cung, nhà tạm giữ, trại tạm giam, phòng xử án cũng phải được xây dựng thể hiện sự thân thiện, thể hiện mục tiêu giáo dục càm hóa mà không phải là trừng phạt, đe dọa con người.

Nguyên tắc thứ hai: Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Vì người dưới 18 tuổi dễ bị tổn thương, bị mặc cảm về những lỗi lầm hoặc các khuyết tật trên cơ thể cũng như đời tư cá nhân, do vậy, khi tiến hành hoạt động tổ tụng liên quan đến người dưới 18 tuổi, cơ quan tiến hành tố tụng phải giữ bí mật cá nhân của họ.

Nguyên tắc thứ ba: Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt: trong vụ án người dưới 18 tuổi, sự tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, cán bộ làm công tác xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức dũng về đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, điều kiện, hoàn cành, động cơ, mục đích phạm tội cũng như khả năng giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội, các tổn thương và quá trình phục hồi tổn thương của người bị hại dưới 18 tuổi. Dày là những thông tin rất quan trọng cần được đánh giá chính xác trong các vụ án mà người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi. Do vậy, khi tiến hành hoạt động tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm sự tham gia của những người nêu trên.

Nguyên tắc thú' tư: Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. Quy định này không những tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, đánh giá chung cư tìm nguồn lời khai của người dưới 18 tuổi mà còn tạo cơ hội cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi tự bào chữa và tự nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, qua đó nhận ra sai lầm của mình và rút ra những bài học cần thiết cho quá trình phục hồi nhân cách của chính họ.

Nguyên tắc thứ năm: Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi. Đây là quy định xuất phát từ quyền được xét xử công bằng, từ nguyên tắc bảo đảm tranh tụng và từ chính sách nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi - nhóm người dễ bị tổn thương và chưa có đủ khả năng tự bào chữa - tự bảo vệ về mặt pháp lý so với các nhóm tuổi khác.

Nguyên tắc thứ sáu: Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa luật nội dung và luật hình thức: các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự phải được hiện thực hóa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự. Do vậy, thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt với người dưới 18 tuổi phải đảm đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với đối tượng này.

Nguyên tắc thứ bảy: Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, những lo sợ quá mức về số phận pháp lý (về mức án, thời gian bị giam giữ, cải tạo), về sự lên án của dư luận xã hội và tâm lý căng thẳng khi phải đối mặt với những đối tượng đồng phạm, với người bị hại (lo sợ bị phản bội, bị trả thù...), cộng thêm sự thiếu hiểu biết về pháp luật và cuộc sống, tất cả những yếu tố đó tạo cho người dưới 18 tuổi tâm lý chán nản, mệt mỏi và bi quan hơn so với người thành niên. Tâm lý này dễ tạo ra những hành động tiêu cực từ chính bản thân người dưới 18 tuổi. Do đó, quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời nhằm hạn chế các hành động tiêu cực nêu trên.

Như vậy, người dưới 18 tuổi có các quyền được thụ hưởng thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, được tôn trọng bí mật cá nhân, quyền được tham gia, trình bày ý kiến; được giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi... Nhiều quyền của người dưới 18 tuổi được thiết kế với các quy định mang tính chất đảm bảo quyển như: Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt; Bảo đảm quyền bào chữa, quyến dược trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi; Bào đàm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các quyết này được ghi nhận qua các nguyên tắc của tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thủ tục này được mở rộng không chỉ với người bị buộc tội, mà còn cả những người tham gia tố tụng khác là bị hại, người làm chứng và có tên gọi “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi”. Việc mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi là một bước tiến bộ đáng kể’ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người nói chung và với người dưới 18 tuổi nói riêng.

Như vậy, người dưới 18 tuổi là người bị buộc tội, bị hại, người làm chúng khi tham gia tố tụng theo một thủ tục tố tụng đặc biệt và chỉ áp dụng thủ tục này nêu trong vụ án có người bị buộc tội, bị hại, người làm chúng chưa đủ 18 tuổi. Trong trường hợp khi phạm tội họ là người dưới 18 tuổi nhưng khi bị khởi tố họ đã đủ 18 tuổi trở lên thì áp dụng thủ tục chung như đối với người đủ 18 tuổi trở lên. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Thi hành án hình sự cũng quy định về chế độ tạm giữ, tạm giam, nguyên tắc và chế độ quản lý, giam giữ, lao động, học tập, sinh hoạt liêng đối với người bị kết án dưới 18 tuổi. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

III- NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THAM GIA TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA HỌ

1- Trao đổi, tiếp xúc với khách hàng là đại diện gia đình người bị buộc tội, bị hại dưới 18 tuổi

Trong các vụ án mà người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thì khách hàng của luật sư thường là cha mẹ, người thân thích của bị can, bị cao, bl hại. Khi tiếp xúc ban đầu, có thê luật sư chùa trực tiếp gặp thân chủ của mình, các thông tin về vụ án lúc này chưa được nghe thân chủ tường thuật trực tiếp. Vì vậy, luật sư nên khai thác tối đa thông tin mà khách hàng có thể cung cấp đè có những hình dung ban đấu vé sự việc và về tiến trình tố tụng của vụ án. Bên cạnh đó, luật sư cần chú ý một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, đối với khách hàng là đại diện gia dinh người bị buộc tội. Trên cơ sở sự chân thành, chia sẻ, luật sư trao đổi mong muốn khách hàng nói thật, không bao biện cho hành vi của con em họ (ví dụ: đổ lỗi cho bị hại khiêu khích, xúc phạm, đổ lỗi cho việc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo). Luật sư cần chú ý nghe, ghi chép các nội dung trọng tâm. Nêu trong lời trình bày của khách hàng có điểm chưa rõ thì luật sư cần hỏi lại (nhát là những điểm mà khách hàng trình bày thiếu thuyết phục), tìm hiểu ẩn ý khi khách hàng cố ý lảng tránh câu hỏi, đề nghị khách hàng sản lòng trả lời bổ sung nếu sau này luật sư phát hiện thấy có vấn đề cần hỏi thêm.

Việc nắm thông tin về tiến trình, quan điểm giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng mà khách hàng có được là rất quan trọng để luật sƯ chủ động có các hoạt động tác nghiệp tiếp theo. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan mật thiết với nhau, đặc biệt đổi với những vụ án chỉ do người dưới 18 tuổi thực hiện. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong điều kiện cho phép thường xử lý khởi tố vụ án và dòng thời khởi tố bị can, do đâ xác định đúng người thực hiện tội phạm khi khởi tố vụ án.

Nếu khách hàng tìm đến với luật sư ngay khi con em họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, luật sư cần hỏi cặn kẽ đè xác định tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi để giúp khách hàng hình dung các khả năng xử lý mà cơ quan công an có thẻ’ áp dụng vời con em họ: nhiều trường hợp hành vi do người dưới 18 tuổi thực hiện tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể’ thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Thực tế người dưới 18 tuổi thường hay tham gia vào các vụ bạo lực: đánh nhau (cố ý gây thương tích), trấn lột (cướp hoặc cưỡng đoạt tài sản), gây rối trật tự công cộng... mà về hình thức có thể có dấu hiệu của tội phạm, nhưng về nội dung, cần xem xét tính chất nguy hiểm cho xã hội có thực sự đáng kê’ hay không. Ngay cả trong trường hợp tính chất nguy hiểm cho xã hội là đáng kể, cũng cần cân nhắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật hình sự. Ở chiều ngược lại, thực tiễn cũng có không ít trường hợp cơ quan chức năng do tác động của nhiều yếu tố, lạm dụng khoản 3 Điều 91 Bộ luật hình sự để bỏ lọt tội phạm, không xử lý hình sự khi đáng lẽ phải xử lý hình sự và yêu cầu khách hàng “ứng xử hợp lý” nếu muốn được xử lý theo hướng này.

Cũng như các vụ án khác, trong quá trình nhận bào chữa, bảo vệ, luật sư và khách hàng thường xuyên liên hệ với nhau. Sự liên hệ này thậm chí thường xuyên hơn so với những vụ án khác do khách hàng lo lắng, bất an nhiều hơn cho con em họ còn đang ở độ tuổi quá trẻ nhưng đã vướng vào vòng lao lý. Luật sư nên chủ động gọi điện, trao đổi email để thông tin, động viên, hướng dẫn học các thủ tục gửi quà vào cơ sở giam giữ cũng như đề nghị họ cung cấp thêm các thông tin, tài liệu phục vụ việc bào chữa.

Trong vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội, luật sư có thể’ phải tìm kiếm thêm các tài liệu, đổ vật để thu thập các chứng cứ nhằm chứng minh độ tuổi, mức độ phát triển về thể’ chất và tinh thần, điều kiện sinh sống, giáo dục, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của người bị buộc tội phục vụ cho việc bào chữa. Các giấy tờ xác định độ tuổi như giấy khai sinh (ngoài giấy khai sinh xác định một thời điểm sinh khác mà cơ quan tiến hành tố tụng đã có), giấy chứng sinh và các giấy tờ tùy thân khác; các tài liệu phản ánh mức độ phát triển về thể’ chất và tinh thần là các tài liệu phản ánh tình trạng sức khỏe thể’ chất hoặc bệnh lý tâm thần ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người dưới 18 tuổi; các tài liệu phản ánh điều kiện sinh sống, giáo dục của người dưới 18 tuổi (các tài liệu phản ánh đứa trẻ không có bố, có mẹ do một hoặc cả hai người chết, mất tích, do ly hôn, ly thân, chấp hành án phạt tù….

Luật sư củng nên căn dặn đại diện gia đình xử lý tốt mối quan hệ với bị hại va gia dinh theo hướng chủ động nhận lỗi và bồi thường nếu con em họ thực sự có lời, đây vừa là vấn đề đạo lý, đạo đức, vừa là cơ hội đế đế xuât bị hại không yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố, hoà giải, xin giảm nhẹ cho người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với khách hàng là đại diện gia đình người dưới 18 tuổi, luật sư nên tư vấn cho họ có các hình thức đổi xử phù hợp với con em họ. Nếu người dưới 18 tuổi không bị tạm giam mà vẫn còn đang ở cùng với gia đình, không nên lên án, mắng chửi quá mức, cũng không nên chiều chuộng, vỗ vế thái quá, điếu cần thiết là có những cuộc trò chuyện nghiêm túc để giúp người dưới 18 tuổi nhận thức được phải trái, đúng sai và xác định cần tự mình làm những gì để’ sửa chữa lỗi lầm, để’ đứng dậy sau vấp ngã. Nếu người dưới 18 tuổi đang bị tạm giam, gia đình nên gửi quà, đồ tiếp tế theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam để động viên kịp thời, giúp người dưới 18 tuổi cảm nhận được sự quan tâm, bao dung của gia đình, vững tâm trong chặng đường sắp tới.

Thứ hai, đối với khách hàng là đại diện gia đình bị hại. Là người bảo vệ cho bị hại dưới 18 tuổi, luật sư nên căn dặn gia đình ngoài việc chăm sóc, điều trị, thì cần thường xuyên động viên bị hại (nhất là trước và sau khi được lấy lời khai, đối chất, đi giám định...). Một số bị hại dưới 18 tuổi do sự bồng bột nhất thời hoặc do bị kích động, lợi dụng, còn có thể manh động tiếp cận người phạm tội hoặc gia đình người phạm tội để trả thù. Một số khác có xu hướng tự trách bản thân, đổ lỗi cho bản thân, cò lập bản thân, xa lánh người xung quanh và rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm. Do đó, luật sư lùu ý gia đình phải theo dõi diễn biến tâm lý, động viên bị hại, thậm chí chủ động giúp bị hại tiếp cận các dịch vụ trị liệu tâm lý.

Luật sư chưa nên trả lời ngay các câu hỏi của đại diện gia đình bị hại về tội danh, TNHS, vẽ các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người phạm tội do chưa đủ thông tin, trước sự sốt sắng của gia đình bị hại, nên động viên họ yên tâm và kiên trì trong quá trình theo đuổi công lý, tham gia tố tụng. Trước hết, luật sư nên chỉ dẫn cho họ về trình tự của việc giải quyết một vụ án hình sự, các quyền của bị hại và người đại diện của bị hại, những việc mà người đại diện có thể làm và nên làm cho con em họ.

Khi trao đổi với đại diện gia đình bị hại, luật sư nên khuyên họ lưu giữ các chứng từ, hoá đơn, biên lai, biên nhận về việc điều trị, mai táng làm cơ sở cho yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu có thể’ được thì nên ứng xử có lý, có tình, có văn hoá với người phạm tội, mở ra cơ hội hoà giải, cho người phạm tội cơ hội được bồi thường thiệt hại, sửa chữa lỗi lầm mà họ đã gây ra.

Luật sư lưu ý gia đình có thể liên hệ với nhà trường, tổ dân phổ để vận động những người xung quanh không bàn tán, bình luận về' việc người bị hại bị xâm hại, đặc biệt là trong các vụ việc, vụ án xâm hại tình dục, tránh gây nên những tổn thương khác về tinh thần cho người bị hại, đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho người bị hại được học lại, học bù sau thời gian nghỉ điều trị, phục hồi tâm lý. Nếu bị hại và gia đình họ thường xuyên nhận được thư, tin nhắn, điện thoại đe dọa, khống chế, cần hướng dẫn gia đình ghi âm, sao lưu để’ kịp thời để xuất cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp bảo vệ thích hợp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với người bị buộc tội, bị hại dưới 18 tuổi

Thứ nhất, đối với người bị buộc tội. Nếu người dưới 18 tuổi không bị tạm giữ, tạm giam, việc gặp và trao đổi với họ thuận lợi hơn do tính chất của không gian tiếp xúc, nội dung trao đổi sẽ cởi mở hơn đê’ luật sư nắm được thông tin về vụ án cũng như xác định, kiểm chứng các thông tin về trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội, hoàn cảnh gia đình... Cuộc trao đổi này thường có đại diện của gia đình, sự có mặt của đại diện gia đình giúp cho không khí tiếp xúc thân thiện hơn (vì ở thời điểm ban đầu này luật sư dù sao vẫn là “người lạ” trong mối quan hệ đối với thân chủ). Tuy nhiên, cũng có trường hợp bằng trực giác, luật sư nhận thấy có dấu hiệu bất thường trong quan hệ giữa người dưới 18 tuổi với cha mẹ, luật sư có thể phải gặp riêng, nói chuyện riêng với người dưới 18 tuổi để tìm hiểu và bảo vệ lợi ích tốt nhất cho họ.

Trường hợp người dưới 18 tuổi đang bị tạm giữ, tạm giam, luật sư cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và phải gặp người có thẩm quyến tại cơ quan đang thụ lý vụ việc làm thủ tục đăng ký bào chữa đê có thế gặp thân chủ trong nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam. Luật sư lên kế' hoạch thăm và, trao đổi với người dưới 18 tuổi, kiểm tra lại các thông tin về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, bạn bè của người dưới 18 tuổi mà luật sư ghi chép, thu âm khi tiếp xúc với gia đình.

Lần đầu gặp thân chủ, luật sư cán giới thiệu dè hiểu về tính chất, phạm vi hoạt động bào chữa đê thản chủ biết. Luật sư đặt các câu hỏi nhằm xác định diễn biến của hành vi, sự việc mà người dưới 18 tuổi đang bị buộc tội (đặt câu hỏi để thân chù tường thuật chi tiết sự việc), xác định rõ động cơ, mục đích (đặt câu hỏi làm rõ mối quan hệ với người bị hại, câu hỏi về điều thôi thúc việc thực hiện hành vi phạm tội, việc lựa chọn nạn nhân, khoảng cách giữa hậu quả trong dự kiến ban đấu và hậu quả thực tế), trạng thái tâm lý của thân chủ trước, trong và sau khi thực hiện hành vi, qua đó, luật sư cũng có những đánh giá của chính mình về tính cách, trình độ văn hóa của thân chủ cũng như mức độ trưởng thành qua nhận thức về xã hội, về pháp luật, về tính trái pháp luật của hành vi và hậu quả của hành vi...

Khi đặt câu hỏi, luật sư nên thể hiện phong thái nhẹ nhàng, cởi mở, đặt câu hỏi dễ hiểu, chủ động nhắc lại, diễn đạt lại câu hỏi theo hướng cụ thể hơn; động viên, khích lệ đề’ thân chủ trả lời, thậm chí phải chủ động kiềm chế cảm xúc của bản thân (không cáu kỉnh, bực bội khi thân chủ thể’ hiện thái độ bất cần, không hợp tác, thậm chí hỗn láo). Sự giải thích, động viên, khích lệ là rất cần thiết để’ người dưới 18 tuổi “mở lòng”, trung thực với luật sư về động cơ, mục đích phạm tội thật sự là gì, thân chủ có che giấu, gánh dở người khác hay không. Bởi lẽ trên thực tế, nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi cha giàu, gánh tội hộ người khác .io bị đe dọa hoặc ngược lại, đo được phỉnh nịnh, “suy tôn” thành đại ca, người hùng...

Như vậy, khi trao đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội, luật sư cần nắm rõ mục đích của việc trao đổi là giúp họ hiểu được chính sách pháp luật của nhà nước; thu thập các thông tin cần thiết cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chuẩn bị về mặt tâm lý cho họ. Luật sư không nên hứa hẹn trước vế kết quả bào chữa nhưng phải tạo niềm tin cho họ vào sự công bằng của pháp luật và trách nhiệm của người bào chữa. Do đó, khi tiếp xúc, trao đổi với người dưới 18 tuổi là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, ngoài lưu ý những vấn đề nêu trên, luật SƯ phải đặc biệt chú ý đến việc đặt các câu hỏi để khai thác thông tin. Vẽ nguyên tắc, các câu hỏi được sử dụng phải đơn giản, dễ hiểu và tuyệt đối không đặt câu hỏi kiểu chất vấn. Luật sư củng nên tránh đặt cầu hỏi ghép, câu hỏi đa nghĩa, vì điều này khiến người dưới 18 tuổi có thể không nhớ hết nội dung các câu hỏi và dễ trả lời sót hoặc họ không hiểu nội dung câu hỏi.

Thứ hai, đối với bị hại. Với tư cách là người bảo vệ cho bị hại dưới 18 tuổi, luật sư trước hết cần có hiểu biết về tâm lý của nạn nhân tội phạm, các diễn biến tâm lý sau khi bị tội phạm xâm hại cũng như các khả năng dễ bị tổn thương của nạn nhân khi tham gia tố tụng để tháo gỡ cho thân chủ.

Khi tiếp xúc với bị hại dưới 18 tuổi, nhiều trường hợp luật sư phải đóng vai trò người hỗ trợ tâm lý mà không thuần tuý là hỗ trợ về mặt pháp lý. Hỗ trợ về mặt tâm lý đòi hỏi luật sư phải động viên, giúp bị hại vượt qua cảm giác sợ hãi, bi quan, tuyệt vọng thái quá hoặc tự đổ lỗi cho chinh minh, đồ lòi cho người khác, dũng cảm tố giác, cung cấp lời khai de giup cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Luật sư cũng giới thiệu cho bị hại về quy trình tố tụng, cách thức lấy lời khai, đôi khi phải chuẩn bị tâm lý cho bị hại dưới 18 tuổi vẽ các khả năng phải đối diện với sự vô tâm, lạnh lùng của người tiến hành tố tụng, tính công khai của phiên toà...

Với bị hại đà tương đối trưởng thành, luật sư củng nên cho bị hại hiểu khả năng phải đối diện, đối chất với người phạm tội, khả năng bị tổn thương thêm do phải nhớ lại, phải nhắc lại sự kiện, sự việc bị nạn nhân hoá..., khả năng bị người bị buộc tội, gia đình người bị buộc tội đồ lỗi, chì chiết, mạt sát... Sau khi bàn bạc với gia đình bị hại, luật sư nên khuyên bị hại chuẩn bị tâm lý để có thể vượt qua những trở ngại đó. Đây là quá trình tác động tâm lý tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự phối hợp của cả phía gia đình bị hại cũng như bản thân bị hại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác). 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung khi tham gia tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.25660 sec| 1222.648 kb