Quy định chữ ký, đóng dấu trong bản kết luận giám định

02/04/2021
Quy định về chữ ký, đóng dấu trong bản kết luận giám định, pháp luật quy định: Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực; Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tố chức thực hiện giám định thi người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu chịu trách nhiệm về kết luận giám định; Trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì người quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.

Quy định chữ ký Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

1- Quy định chữ ký, đóng dấu trong bản kết luận giám định

Liên quan đến chữ ký, đóng dấu trong bản kết luận giám định, pháp luật quy định:

- Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực;

- Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tố chức thực hiện giám định thi người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu chịu trách nhiệm về kết luận giám định;

- Trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì người quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.

Khi nghiên cứu bản kết luận giám định, luật sư cần kiểm tra, đối chiếu các nội dung ghi trên Bản kết luận giám định với các tài liệu liên quan khác, ví dụ như tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cấu giám định; tên cơ quan, người được trưng cầu giám định, đối tượng giám định, nội dung yêu cầu giám định... có phù hợp, chinh xác với thông tin trên quyết định trưng cầu giám định không. Đối chiếu hố sơ, mẫu vật trên bản kết luận giám định với các tài liệu liên quan trong hồ sơ giám định xem có phù hợp, đầy đủ không.(xem thêm: dịch vụ ly hôn)

2- Pháp luật quy định các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp

Căn cứ vào thông tin về người giám định, tổ chức giám định trên ban kết luận giám định, chữ ký của người giám định, đóng dấu của tổ chức giám định... luật sư cần kiểm tra, xác định người giám định, tổ chức gian định có thẩm quyền thực hiện giám định không. Pháp luật quy định các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp, cụ thể:

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

+ Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;

+ Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vu việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giảm định tư pháp:

+ Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật vể tố tụng;

+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.

Trong bản kết luận giám định, pháp luật quy định phải ghi rõ phương pháp mà người giám định đã sử dụng để thực hiện việc giám định. Để có thể hiểu về phương pháp có tính chuyên môn mà giám định viên sử dụng để đưa ra kết quả giám định, luật sư cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong từng lĩnh vực giám định. Có như vậy, luật sư mới có thể đọc, hiểu những nội dung có tính chuyên môn trong bản kết luận giám định, từ đó có thể nghiên cứu, tìm ra những bất hợp lý (nếu có) trong bản kết luận giám định.

Khi nghiên cứu phần kết luận, cần xác định nội dung được kết luận trong bản kết luận giám định đã giải quyết được yêu cầu trong quyết định trưng cầu giám định chưa, có phù hợp với các tình tiết, tài liệu khác trong hồ sơ trong vụ án không.(tìm hiểu về: luật sư tư vấn ly hôn)

Ví dụ 4: Trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại huyện M tỉnh H.N, bị can N bị truy tố về hành vi gây thương tích cho ông L. Tài liệu diều tra thể hiện diễn biến sự việc là trong khi xô sát với K, N đã nhặt một viên gạch ném về phía K, nhưng viên gạch khỏng trúng K mà lại sượt qua thái dương ông L, làm ông L bị ngã xuống đường, bất tinh và được đưa đi cấp cứu. CQĐT đã trưng cầu giảm định thương tích của ông L. Kết luận giám dịnh xác dịnh ông L có hai vết thương, một vết vô, lún xương hộp sọ, một vết xước ở thái dương, tổng hợp thương tích là 37%. Ông L nầm viên 05 ngày thì về nhà, sức khỏe bình thường, Qua diễn biến sự việc, tỉnh trang sức khỏe của ông L sau đó, luật sư cho rằng ông L không thể bị vỡ, lún xương hộp sọ như bản kết luận giám định. Luật . đã cùng gia đình bị can có đơn để nghị giám định lại, kết quả giám định lại đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của giám định viên ban đấu, thực tế, ông L không bị vỡ, lún hộp sọ, kết quả giám định lại đã loại bỏ được một vết thương so với bản kết luận giám định ban đầu.

Trong trường hợp vụ án có nhiều bản kết luận giám định do kết quả giám định chưa đầy đủ hoặc mẫu thuẫn nhau nên cơ quan có thẩm quyển tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, thâm chí giám định lại lần thứ hai, luật sư phải nghiên cứu kỹ các bản kết luẩn giám định, xác định các vấn để chưa rõ ràng, mâu thuẫn trong kết luận giám định dẫn đến phải trưng cầu giám định lại, kết luận giám định lại đã thực sự chính xác chưa. Trong trường hợp kết luận giám định là giám định lại, luật sư cần lưu ý việc phân công giám định viên thực hiện giám định lại. Pháp luật quy định việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đấu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Về thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định, luật sư cần đối chiếu với thời gian trưng cầu và thời hạn trả kết luận giám định được ghi trong quyết định trưng cầu giám định để xác định việc giám định có thực hiện đúng thời gian được trưng cầu không.(đọc thêm: văn bản đơn ly hôn)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Quy định chữ ký, đóng dấu trong bản kết luận giám định

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.23533 sec| 959.297 kb