Quy định về Hợp đồng dịch vụ pháp lý Công ty Luật TNHH Everest

"Đã là luật sư thì cần có 3 cái túi: một cái túi đựng đầy giấy tờ; một đựng đầy tiền và cái túi thứ ba chứa sự nhẫn nại."

- (Tục ngữ Pháp) -

Quy định về Hợp đồng dịch vụ pháp lý Công ty Luật TNHH Everest

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện công việc theo yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán tiền dịch vụ tương ứng với công việc mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Liên hệ

I- HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý

Hợp đồng dịch vụ: Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định nào thể hiện thế nào là hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm như sau:

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp, theo đó bên luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thuê luật sư, còn bên thuê luật sư phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận,

Các chủ thể có thể cung ứng dịch vụ pháp lý: tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, văn phòng Thừa phát lại, Tổ chức trọng tài thương mại.

Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Bộ luật dân sự năm 2015 có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư. cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí , cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thoả thuận khác”.

Như vậy, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự và Luật Luật sư.

2. Đặc điểm hợp đồng dịch vụ pháp lý

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thỏa thuận

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

3. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý là những công việc trong lĩnh vực pháp lý có thể thực hiện được, không vi phạm vào điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội. Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận. Người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.

4. Hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý

Theo quy định của khoản 2 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản…”.

Như vậy, luật chỉ ghi nhận duy nhất hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản. Luật đã loại trừ các hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên thông qua lời nói hoặc các hành vi cụ thể .

Vậy, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng lời nói (hay còn gọi là hợp đồng miệng) mà không lập thành văn bản thì sẽ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng thông tuân thủ điều kiện về hình thức sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.

Như vậy, trong trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý không được lập thành văn bản nhưng đảm bảo các điều kiện sau đây thì vẫn có thể coi như các bên đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản:

(i) Một bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ;

(ii) Cả hai bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ (một bên cung cấp dịch vụ tư vấn, một bên thanh toán tiền).

Về phía khách hàng, việc chứng minh đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ không khó vì dựa trên khoản tiền phí dịch vụ mà các bên đã thoả thuận và số tiền mà khách hàng đã thanh toán thì có thể đưa ra được một con số chính xác. Tuy nhiên, về phía tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, sẽ khó xác định thế nào là đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ. Bởi lẽ dịch vụ pháp lý là một dịch vụ tương đối đặc thù, rất khó định lượng được. Nó chỉ có thể xác định được khi có những căn cứ cụ thể hoặc là chứng minh được tổ chức hành nghề luật sư đã hoàn thành nghĩa vụ tư vấn của mình.

II- QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST

1- Nguyên tắc về ban hành, lưu trữ Hợp đồng dịch vụ pháp lý

Mọi dịch vụ pháp lý đều chỉ được thực hiện sau khi đã ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý/Phiếu thỏa thuận dịch vụ pháp lý.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được lưu trữ tại sổ Hợp đồng dịch vụ pháp lý, do phòng Hành chính – Pháp chế quản lý.

2- Quy định về ban hành Hợp đồng dịch vụ pháp lý

Hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest gồm 08 điều: Điều 1 về phạm vi dịch vụ; Điều 2 về thời hạn, phương thức cung cấp, tiếp nhận dịch vụ; Điều 3 về phí dịch vụ, thưởng, phương thức và thời hạn thanh toán; Điều 4 về quyền và nghĩa vụ của Bên A; Điều 5 về quyền và nghĩa vụ của Bên B; Điều 6 về giải quyết tranh chấp; Điều 7 về cam kết của các bên; Điều 8 về các điều khoản khác.

Thẩm quyền ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý: 
- Người đại diện theo pháp luật: được quyền ký mọi Hợp đồng dịch vụ pháp lý/Phiếu thỏa thuận dịch vụ pháp lý của Công ty.
- Người được ủy quyền ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý: tương ứng với Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

3- Quy định về lưu trữ Hợp đồng dịch vụ pháp lý

3.1. Đường dẫn lưu trữ hợp đồng 

Luat Everest (2016)/01-Luat Everest/Hop dong dich vu (2015)

Luat Everest (2016)/01-Luat Everest/Hop dong dich vu (2016)

Luat Everest (2016)/01-Luat Everest/Hop dong dich vu (2017)

Luat Everest (2016)/01-Luat Everest/Hop dong dich vu (2018)

3.2. Các folder được tạo trong một hợp đồng (cá nhân, doanh nghiệp)

Tiêu đề hợp đồng lưu theo mẫu: Hợp đồng đang thực hiện lưu vào mục  hợp đồng dịch vụ, đánh số thứ tự theo hợp đồng gần nhất, từ bé đến lớn, tên Công ty, Dịch vụ cung cấp, ngày tháng bắt đầu (mẫu: Cty ABC (Dang ky xe, 03 08 2018)

“1. Ho so khach hang” (lưu các tài liệu do khách hàng cung cấp, …)

“2. Hop dong - thanh ly” (lưu hợp đồng, phụ lục hợp đồng, văn bản ủy quyền, phiếu thỏa thuận dịch vụ pháp lý…)

“3. Ho so Everest soan” (các tài liệu do Công ty Luật TNHH Everest soạn thảo…)

“4. Van ban phap luat” (văn bản quy phạm, Nghị quyết hướng dẫn tòa án và văn bản của các cơ quan khác…)

“5. Tai lieu khac” (bản nháp, tài liệu do bên thứ 3 cung cấp, file ghi âm, khác…)

3.3. Lưu tên file văn bản trong hợp đồng

Tên file văn bản gồm 2 phần chính được gắn với nhau bằng dấu “-“:

Phần 1: Lưu ngày tháng của tài liệu, được viết liền nhau theo thứ tự năm, tháng, ngày, cụ thể:

  • Năm được viết bằng 02 số cuối cùng của năm;
  • Ngày, tháng từ 1 đến 9 thêm số “0” phía trước.

Phần 2: Tên tài liệu được lưu phải viết không dấu, in hoa chữ cái đầu tiên, cụ thể

Ví dụ: Đơn khởi kiện của ông Nguyễn Đức Khoát được viết ngày 01/08/2018 sẽ lưu: “180801-Don khoi kien (Nguyen Duc Khoat)”

3.4. Lưu ý

  • Tất cả các văn bản chưa được duyệt, cần phải sửa đổi (sau khi được duyệt) thì lưu vào mục nháp (trong thư mục “cac tai lieu khac”), sau khi thấy không phù hợp phải xóa bỏ;
  • Mục nhật ký công việc, danh mục tài liệu, tóm tắt nội dung vụ việc phải được cập nhật thường xuyên

Công văn soạn thảo, ngoài việc lưu trong hợp đồng, phải lưu thêm vào mục Công văn đi tại đường dẫn: Luat Everest (2016)/01-Luat Everest/01-Hanh chinh-Van phong/02-Cong van di

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy định về Hợp đồng dịch vụ pháp lý Công ty Luật TNHH Everest

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20137 sec| 1111.172 kb