Tư vấn Luật sư về hợp đồng lao động vô hiệu
Nội dung bài viết
Để bảo đảm sự chính xác trong hoạt động tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp, Luật sư cần nắm vững quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng lao động vô hiệu cũng như những vấn đề phát sinh trên thực tế có liên quan đến quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Hợp đồng lao động vô hiệu
Hợp đồng lao động đã ký kết giữa các bên được coi là vô hiệu một phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu”. Theo đó, Luật sư cần lưu ý những điểm trên để tư vấn chuẩn xác cho khách hàng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật lao động năm 2012, hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i)Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
(ii)0Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
(iii)Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Theo quy định của pháp luật hiện hành chủ thể có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động và hiệu là Thanh tra lao động và Toà án nhân dân. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 516 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, từ ngày 01/7/2016, Thanh tra lao động sẽ không còn thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động và hiệu Toà án nhân dân sẽ là chủ thể duy nhất có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động và hiệu Trình tự tuyên bố hợp đông lao động với hiệu của Toà án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 401 và Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Người lao động người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi có căn cứ quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động năm 2012 (Điều 49 Bộ luật lao động năm 2019). Khi xét đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động với hiệu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án sẽ giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm