Về công tác pháp chế doanh nghiệp
1- Định nghĩa công tác pháp chế doanh nghiệp
Công tác pháp chế doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động liên quan đến việc đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý và đảm bảo đầy đủ quyền cũng như các lợi ích hợp pháp trong quá trình thành lập, vận hành và giải thể (nếu có). Bao gồm việc tư vấn, soạn thảo văn bản, kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh, và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.
Định nghĩa mở rộng: Đây không chỉ là công việc của phòng pháp chế mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến pháp luật.
Công tác pháp chế doanh nghiệp là một khái niệm mở, có nội hàm khá rộng. Nội dung công tác này phụ thuộc nhiều và đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp là ngân hàng, phạm vi hoạt động chủ yếu sẽ xoay quanh Luật Các Tổ chức Tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng như huy động tiền gửi, cấp tín dụng, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm,…Nếu doanh nghiệp là công ty bất động sản, mảng pháp chế sẽ liên quan chủ yếu đến Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, với các nghiệp vụ chính là phát triển dự án bất động sản, xin cấp phép, chuyển nhượng dự án, thanh toán tiền mua bất động sản, cầm cố, thế chấp bất động sản,…
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest
2- Mục tiêu và vai trò công tác pháp chế trong doanh nghiệp
[a] Mục tiêu
Công tác pháp chế doanh nghiệp nhằm: (i) Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và không thực hiện các hoạt động trái pháp luật; (ii) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trước đối tác, khách hàng và cơ quan nhà nước; (iii) Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro pháp lý (như bị kiện, bị phạt hành chính, mất uy tín,…).
[b] Vai trò
Công tác pháp chế doanh nghiệp có vai trò: (i) Là “lá chắn” pháp lý cho doanh nghiệp, giúp tránh các sai phạm không đáng có; (ii) Là "cầu nối" giữa doanh nghiệp và cơ quan pháp luật, hỗ trợ giải thích các quy định phức tạp, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru; (iii) Thúc đẩy “văn hóa tuân thủ pháp luật” trong nội bộ doanh nghiệp và đề cao tính “tuân thủ” trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Phạm vi hoạt động công tác pháp chế
[a] Tư vấn pháp lý nội bộ
Kiểm tra hợp đồng, quy chế nội bộ, chính sách nhân sự, quy định về tài chính – kế toán – thuế,…của công ty để đảm bảo tính tuân thủ, phòng ngừa rủi ro.
[b] Đại diện doanh nghiệp trong giao dịch
Đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác; xử lý các quan hệ với bên thứ ba phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các nghĩa vụ pháp lý (như làm hồ sơ, xin cấp phép,…).
[c] Giải quyết tranh chấp
Trong hoạt động giải quyết tranh chấp: (i) Đại diện cho công ty giải quyết tranh chấp về quyền và lợi ích với người lao động trong công ty; (ii) Tham gia đàm phán, hòa giải với các bên thứ ba; hỗ trợ công ty trong hoạt động tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài
[d] Đào tạo, nâng cao nhận thức pháp luật
Về đào tạo, nâng cao nhận thức khi: (i) Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản lý, lưu giữ hồ sơ công ty, các sổ sách mà công ty cần lưu (các giấy phép hoạt động, đăng ký kinh doanh, sổ đăng ký cổ đông, điều lệ, nội quy lao động,…); (ii) Hướng dẫn các bộ phận, phòng ban trong công ty về các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp.
[e] Theo dõi, cập nhật thay đổi pháp luật
Khi điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp cần theo dõi các quy định mới của pháp luật được ban hành nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
4 - Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Về công tác pháp chế doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Về công tác pháp chế doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm