Việc hình thành án lệ trong quá trình xét xử

13/06/2021

 

Án lệ trong hệ thống dân luật thành văn được tạo ra chủ yếu quá trình giải thích pháp luật. Vậy việc hình thành án lệ trong quá trình xét xử.

 

 

Nhận diện kỹ năng Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Hình thành án lệ trong các hệ thống thông luật hiện nay.

 

 

án lệ được tạo ra bởi hai con đường thứ nhất, án lệ được hình thành trong quá trình phát triển của thị luật; (ii) thứ hai, án lệ được hình thành trên cơ sở của hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật (interpreting statutory law) của tòa án khi áp dụng pháp luật trong các vụ việc cụ thể. Trong hệ thống pháp luật của Pháp và Đức, hầu hết trường hợp, các án lệ được tạo ra có liên quan đến việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật.

 

 

Thẩm phán các nước thuộc hệ thống thông luật thực sự có nhiều kinh nghiệm áp dụng và tạo ra án lệ hơn so với các đồng nghiệp thuộc các nước trong hệ thống dân luật. Tập quán sử dụng án lệ và phương pháp luận của các thẩm phán trong thông luật đã ảnh hưỞNG đến tư duy pháp lý của họ khi giải thích các văn bản quy phạm pháp luật. Khi giải thích văn bản quy phạm pháp luật, các thẩm phán trong thông luật vẫn sử dụng phương pháp luận theo cách quy nạp thay vì phương pháp diễn dịch như các thẩm phán trong hệ thống dân luật hành văn thực hiện.

 

 

Thực tiễn này có thể thấy trong các quyết định của Tòa án tối cao liên bang Mỹ liên quan đến các vụ án về giải thích hiến pháp Mỹ. Khi đưa ra các quan điểm trong các quyết định của mình, thẩm phán của Tòa án tối cao liên bang Mỹ đã giải thích Hiến Tháp Mỹ với cách viện dẫn đến các án lệ, sử dụng phương pháp lập tuân tương tự các vụ án và sử dụng cách diễn đạt rất dài dòng và chi tiết cho việc giải thích quy định có liên quan của Hiến pháp Mỹ trong một vụ án cụ thể. Trái ngược với điều này, thẩm phán của các nước thuộc hệ thống dân luật thành văn sử dụng phương pháp diễn dịch trong giải thích pháp luật.

 

 

Thực tiễn trong quá trình xét xử.

 

 

Thực tiễn cho thấy, các quyết định của Tòa án phá án của Pháp thường rất ngắn gọn khi so sánh với các quyết định của Tòa án tối cao liên bang Mỹ. Mặc dù các thẩm phán của Pháp có xu hướng lưu ý tới các án lệ khi xét xử, thì các án lệ cũng rất hiếm khi được viện dẫn trong quyết định của họ. Như đã đề cập, đây là quy tắc về sự ngầm hiểu (tacit understanding) tuân theo án lệ. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp sẽ khó có thể nhận ra liệu có hay không việc các thẩm phán trong hệ thống dân luật thành văn có sử dụng hay không sử dụng đến án lệ trong quá trình xét xử một vụ án cụ thể.

 

 

Theo truyền thống, án lệ được sử dụng trong thông luật của nước Anh (thời kỳ đầu trong lịch sử pháp luật của nước Anh) đã không liên quan nhiều đến việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng sự phát triển của pháp luật cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan lập pháp ban hành phát triển nhanh trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật ở Anh trong vòng hơn hai thế kỷ vừa qua. Thực trạng này cũng giống như sự phát triển của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước Mỹ.

 

 

Cũng chính từ thực tiễn này có thể nói, trong pháp luật Anh và Mỹ có sự tồn tại hỗn hợp của hai loại án lệ: Án lệ hình thành trong thông luật và án lệ hình thành trên cơ sở giải thích văn bản g của tòa án. Trong hệ thống pháp luật Mỹ, vẫn có thành trong thông luật nhưng trong nhiều lĩnh vực thay thế bởi luật và các quy định dưới luật. Xu hướng trạng thái của hệ thống thông luật ở Mỹ ngày càn vực pháp luật mà các tòa án có thể tự do đưa ra các đơn thuần dựa trên các án lệ và không cần phải quy phạm pháp luật. Vì vậy, trong hệ thống thông luật, như nước Anh và nước Mỹ có sự tồn tại hai hình thức án lệ: Án thông luật truyền thống và án lệ được hình thành trong quá thích văn bản quy phạm pháp luật.

 

 

Trên thực tế, truyền thống thông luật lan tỏa tác động đến mọi vực trong hệ thống pháp luật thông luật. Vì vậy mà cách thức thống trong giải thích án lệ dựa trên nguyên tắc tuân theo án lệ cũng được áp dụng để giải thích văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ việc Tòa án tối cao liên bang Mỹ giải thích Hiến pháp, các thẩm của tòa án này thường xuyên đề cập đến nguyên tắc stare decisis. Đối với các luật gia được đào tạo bởi các trường luật ở Mỹ, họ sẽ dễ dàng hiểu và phân biệt được những án lệ của thông luật và những án lệ được tạo ra thông qua hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án.

 

 

Cũng giống như hầu hết các hệ thống pháp luật dân luật thành văn khác, án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam được hình thành chủ yếu từ quá trình tòa án giải thích văn bản quy phạm pháp luật. Những quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được chọn lọc và công bố thường xuyên trong những năm gần đá các án lệ quan trọng trong các lĩnh vực pháp luật của Việt Nam

 

Thuế suất áp dụng trong hoạt động kinh doanh

Pháp luật về tái cơ cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Việc hình thành án lệ trong quá trình xét xử

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.67565 sec| 942.07 kb