Áp dụng tương trợ tư pháp nước ngoài trong hình sự

14/06/2021
Everest Law Firm
Nếu phát hiện có những thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan nhưng đang ở nước ngoài thì Luật sự cần có văn bản đề nghị cơ quan điều tra lập hồ sơ tương trợ tư pháp nước ngoài hỗ trợ thu thập theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

1- Thực tiễn áp dụng tương trợ tư pháp nước ngoài trong lĩnh vực hình sự

Vụ án hình sự về tội buôn lậu, xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng, trong đó Luật sư đã có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự;

Nội dung vụ án:

Ngày 17/12/2011, tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) Công ty TNHH MTV (gọi tắt là Công ty) mở tờ khai hải quan, nhập 535,800m' gỗ trắc từ Lào, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo kiểm tra, thông quan và Công ty nộp thuế 3.246.503,317 đồng. Hai ngày sau, ngày 19/12/2011, tại cửa khẩu cảng Cửa Việt, Công ty mở tờ khai xuất khẩu nguyên lô gỗ sang Hồng Kông (Trung Quốc). Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt kiềm hóa, thông quan và lô gỗ được xe chở xuống tàu ở cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. 

Sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp vận chuyển 22 container từ Quảng Trị đến cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Trên đường vận chuyển ty Quảng Trị đến Đà Nẵng thì bị Công an quận N (Đà Nẵng) phát hiện, bắt giữ. Tiến hành khám xét một container; Công an quận Ngũ Hành Sơn kết luận, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa không đúng tuyến đường không đúng khai báo hải quan. Do hàng hóa đang chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan nên Công an quận N làm thủ tục chuyển Hải quan Đà Nẵng xem xét xử lý.

Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Hải quan Quảng Trị, Hải quan Đà Nẵng tiến hành khám xét, xử lý lô theo quy định pháp luật. Căn cứ kết quả điều tra, kết luận, Công hành vị xuất khẩu không khai báo hải quan sản phẩm gỗ, gỗ giả hương... Toàn bộ số gỗ xuất khẩu không có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Do đó, ngày 06/4/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng Hải quan ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Buôn lậu” tại cảng Đà Nẵng, thu giữ toàn bộ số gô của Công ty chứa trong container, chuyển vụ án đến cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và điều tra theo thẩm quyền.

Kết luận điều tra viết: “Ngày 24/10/2016, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an có kết luận giám định số 4312/C54-P5”. Trong đó, khẳng , lô gỗ có hồ sơ xuất xứ từ Lào, chữ ký của ông Khampong Vorabout, dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào trên các hồ sơ nhập khẩu đều do cùng một người ký ra” với chức danh “The manager” và “. cùng con dấu đóng ra”. Kiến nghị của những người tham gia tố tụng chỉ ra: gỗ doanh nghiệp Lào bán cho Công ty là có thực, không phải “hồ sơ giả mạo” như điều tra kết luận trước đây nên Công ty không có hành vi buôn lậu.

Hồ sơ đã rõ, lô gỗ do doanh nghiệp Lào bán cho Công ty cũng như trong thực tế, việc giao nhận gò diễn ra tại cửa khẩu và được đóng thuế đi, thì phải dựa vào Công văn số 1328/BCT-XNK ngày 8/2/2013 của Bộ Công Thương để xem xét tiếp. Theo kết luận điều tra bổ sung, Công văn số 1328 căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động 2 mua bản quốc tế. Trong đó, quy định: “Trường hợp gỗ từ các nước xuất khẩu sang Việt Nam, doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam do doanh nghiệp nước xuất khẩu chịu trách nhiệm, Doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của Việt Nam”. Lô gỗ trắc được Công ty nhập từ Lào có hồ sơ rõ ràng, không cấm tạm nhập tái xuất, giao nhận tại cửa khẩu có giám sát, làm thủ tục và đóng thuế theo quy định, sau đó tái xuất nên không có hành vi buôn lậu. Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, Luật sư nhận thấy hồ sơ vụ án có yếu tố nước ngoài, đó là hàng hóa có từ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đang có các ý kiến khác vấn đề mua bản, xuất nhập khẩu nên đã có văn bản kiến nghị.

Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự. Kiến nghị này đã được chấp nhận. Kết quả tương trợ tư pháp về hình sự đã 5 các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng có thêm nguồn tài liệu để có nhận định, đánh giá vụ án khách quan, toàn diện và chính xác hơn.

Qua vụ việc trên, ta có thể thấy hoạt động áp dụng tương trợ tư pháp nước ngoài trong vụ án hình sự, đặc biệt là vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài là một đóng góp quan trọng trong công tác điều tra và xử lý tội phạm. Do đó, Luật sư nói riêng cũng như các cá nhân thi hành pháp luật cần nghiên cứu và vận dụng công tác này tốt hơn nữa. Điều này không chỉ góp phần đẩy lùi tội phạm mà còn thực thi pháp luật một cách hiệu quả  hơn.

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

0 bình luận, đánh giá về Áp dụng tương trợ tư pháp nước ngoài trong hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.12472 sec| 806.289 kb