Áp dụng và ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
Nội dung bài viết
- Nguyên tắc chung ban hành biện pháp khẩn cấp
- Những tiêu chí để ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Những giới hạn về quyền ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Bác đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vắng mặt một bên
- Trọng tài viên khẩn cấp
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Trong tố tụng trọng tài ngoài đơn khởi kiện hay bản tự bảo vệ các văn bản trình bày ý kiến, lập luận của các bên tham gia tố tụng trọng tài về các vấn đề tranh chấp thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng thường được thi hành khi xảy ra những trường hợp khẩn cấp. Vậy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Nguyên tắc chung ban hành biện pháp khẩn cấp
Hội đồng trọng tài giải quyết đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kịp thời và nhanh chóng.
Khi giải quyết đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài phải xác định xem mình có cả thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được yêu cầu theo thỏa thuận trọng tài bao gồm cả các quy tắc có thể áp dụng và luật nơi địa điểm giải quyết tranh chấp (lex arbitri).
Khi thỏa thuận trọng tài bao gồm cả các quy tắc có thể áp dụng và luật nơi địa điểm giải quyết tranh chấp (lex arbitri) có quy định cho phép ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải triệt để tôn trọng các yêu cầu và thời hạn được quy định.
Mặc dù có những tình huống có thể đưa ra các quyết định sơ bộ vắng mặt một bên nhưng trước khi đưa ra quyết định cuối cung về đơn xin áp dụng biện pháp này, Hội đồng trọng tài phải bảo đảm rằng các bên đều có cơ hội công bằng để trình bày ý kiến của mình.
Những tiêu chí để ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khi quyết định có ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không thì Hội đồng trọng tài thường xem xét tất cả những tiêu chí sau đây :
- Có thẩm quyền hiển nhiên (prima facie) ;
- Có vụ kiện về mặt nội dung,
- Có rủi ro sẽ gây tổn hại cho bên yêu cầu không thể được khác phục bởi một phán quyết bồi thường thiệt hại sau này nếu bác đơn yêu cẩu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu ;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời có tính cân xứng với thiệt hại có thể ngăn chặn. Tùy theo bản chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu và những tình huống cụ thể của vụ kiện mà một vài tiêu chí có thể được áp dụng, còn một số thì có thể linh động. Khi đánh giá các tiêu chí, Hội đồng trọng tài nên cẩn thận không phán quyết trước hay quyết định trước nội dung vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu bên xin áp dụng biện pháp này cung cấp bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại như là điều kiện cho việc ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Những giới hạn về quyền ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Hội đồng trọng tài không thể ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu hành động của bên thứ ba.
- Hội đồng trọng tài không có quyền trực tiếp cưỡng chế thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mình ban hành.
- Hội đồng trọng tài không thể đưa ra những hình phạt cho việc không tuân thủ biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ khi được trao một quyền hạn cụ thể để làm như vậy theo thỏa thuận trọng tài bao gồm cả các quy tắc có thể áp dụng và luật nơi địa điểm giải quyết tranh chấp (lex arbitri).
Bác đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bổ sung và những giới hạn về quyền của hội đồng trọng tài như đã nêu ở trên, Hội đồng trọng tài có thể bác đơn xin áp dựng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những tình huống sau đây:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu không có khả năng thực hiện được;
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu không có khả năng ngăn chặn thiệt hại được viện dẫn bởi bền yêu cầu;.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu có giá trị như bồi thường thiệt hại cuối cùng; và/hoặc
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu muộn và không có lý do chính đáng cho sự chậm trễ đó.
Hội đồng trọng tài có thể bác đơn xin áp dụng biện pháp này nếu bên bị áp dụng tuyên bố hoặc cam kết một cách có thiện chỉ là sẽ tiến hành những bước mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trở nên không cần thiết.
Đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vắng mặt một bên
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được ban hành theo thủ tục đơn phương, vắng mặt một bên (ex parte) hoặc sau khi nhận được đệ trình của các bên. Những biện pháp khẩn cấp tạm thời được ban hành theo thủ tục đơn phương, vắng mặt một bên sẽ phải được xem xét lại khi có phiên hợp có mặt tất cả các bên tranh chấp.
Trọng tài viên khẩn cấp
Nếu thỏa thuận trọng tài của các bên bao gồm quy tắc trọng tài được thỏa thuận cho phép thì đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được xem xét bởi một trọng tài viên khẩn cấp trước khi một Hội đồng trọng tài thông thường được thành lập.
Một khi Hội đồng trọng tài thông thường đã được thành lập thì tất cả các đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bổ sung sẽ phải được xem xét bởi Hội đồng trọng tài đó.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm