Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm Xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Tính hợp pháp của quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính là những biện pháp được áp dụng trước khi có quyết định Xử lý vi phạm hành chính (trừ biện pháp truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn được áp dụng sau khi đã có quyết định xử lý hành chính). Khi xem xét các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm Xử lý vi phạm hành chính được chủ thể có thẩm quyền áp dụng, Luật sư cần chú ý một số nội dung sau:
Đối với quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Cần chú ý đánh giá tính hợp pháp về thủ tục, về thời hạn.
Theo khoản 2 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính, điều này trên thực tế rất hay bị bỏ qua khi việc tạm giữ được các ngành đặc thù như kiểm lâm, bộ đội biên phòng áp dụng “Mọi trường hợp tạm giữ đều phải có quyết định bằng văn bản".
Bên cạnh đó, Luật quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ để các cơ quan có thẩm quyền xác minh các yếu tố nhân thân, lai lịch của người vi phạm cũng như kết luận hành vi vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế, người có thẩm quyền để kéo dài thời gian nên cố tình bắt người buổi sáng nhưng đến buổi chiều mới lập biên bản vi phạm.(quan tâm tới: hợp đồng vay tiền)
Để bảo đảm quyền tự do thân thể của công dân, Luật khống chế chặt chẽ thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm”. Vì vậy, Luật sư cần phải làm rõ thời điểm này để làm căn cứ tranh tụng
Đối với quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Cần chú ý đánh giá tính hợp pháp về thẩm quyền, thủ tục, về thời hạn tạm giữ.
Luật quy định những người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài ra, Luật sư chú ý trường hợp phải tạm giữ ngay để tang vật không bị tẩu tán, tiêu hủy thì thẩm quyền thuộc về thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, soát viên thị trường đang thi hành công vụ.
Cần lưu ý kiểm tra việc thực hiện thủ tục tạm giữ trong trường hợp phải tạm giữ ngay: trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.(xem thêm: hợp đồng đặt cọc mua đất)
Trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp đã hết thời hạn tạm giữ hàng vật, nhưng người vi phạm chia thi hành quyết định xử phạt, hoặc đối với một số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại có tính chất phức tạp, hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chưa được trả lại, nên sẽ có tình trạng vi phạm thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện.
Đối với quyết định khám người theo thủ tục hành chính
Lưu ý đánh giá về thẩm quyền và thủ tục.
Theo quy định, chỉ những người có thẩm quyền mới được khám người. Tuy nhiên, một số người đang thực thi công vụ thường hay bỏ qua quy định này.
Đối với quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Lưu ý về thủ tục: Khi áp dụng biện pháp này phải có mặt của chủ phương tiện vận tải, đồ vật thì cơ quan có thẩm quyền mới được lập biên bản. Việc giao nhận biên bản cũng thường không được thực hiện đúng (tìm hiểu về: hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Đối với quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện và phạm hành chính
Trong thực tế hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng là nơi ở của gia đình chủ kinh doanh hoặc chủ kinh doanh thuế nhà của người khác để làm nơi kinh doanh. Khi có vi phạm hành chính xảy ra tại những địa điểm này thì nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng chính là nơi ở. Theo quy định của pháp luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, thì việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy, để xác định chính xác nơi khám có phải là nơi ở hay không ngoài việc căn cứ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và nghị định về xử phạt Luật sư còn cần căn cứ các quy định có liên quan khác như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Cư trú...
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm