Căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện
Để xác định thời hiệu khởi kiện của đương sự còn hay đã hết, Luật sự cần xác định được các thời điểm quan trọng: thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thời điểm khởi kiện và thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; do đó, để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nào là “kể từ ngày nhận được”, trường hợp nào là “kể từ ngày biết được” thì Luật sư cần căn cứ vào đối tượng bị tác động trực tiếp của QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và phân biệt như sau :
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được nhận quyết định thị thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được QDHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (được cơ quan, người có thẩm quyền ra QĐHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc giao trực tiếp, được nhận qua nhân viên bưu điện, qua chính quyền địa phương hoặc những người khác theo quy định của pháp luật).
Ví dụ : Ngày 08/7/2016, ông N nhận được quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10/02/2016 của UBND quận B về việc cấp GCNQSDĐ ở cho ông với diện tích 150m2 thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông N đối với Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10/02/2016 của UBND quận B là kể từ ngày ông N nhận được quyết định đó (ngày 08/7/2016). Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó.
Ví dụ : Trong trường hợp vi dụ nêu trên, sau khi được cấp GCNQSDĐ, ông N đã tiến hành xây tường bao diện tích đất 150m2 đó. Ông Q (là hàng xóm của ông N) cho rằng, ông N đã xây tường bao lên cả phần diện tích đất của mình. Ngày 28/7/2016, ông N đã đưa cho ông Q xem GCNQSDĐ cấp cho mình, ông Q thấy rằng một phần diện tích đất mà ông N được cấp GCNQSDĐ là phần diện tích đất của mình. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông Q đối với Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10/02/2016 của UBND quận B là kể từ ngày ông Q biết được quyết định đó (ngày 28/7/2016). Trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày HVHC đó được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chứng kiến việc thực hiện HVHC đó) hoặc kể từ ngày được thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện HVHC đó nhưng họ đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện) hoặc kể từ ngày biết được HVHC đó (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện HVHC đó và cũng không được cơ quan có thẩm quyền thống bảo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện, nhưng họ đã biết được HVHC đó qua các thông tin khác như được người khác kể lại).
Ví dụ 1: Ngày 10/7/2016, Chủ tịch UBND huyện tổ chức lực lượng, phương tiện cưỡng chế tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép của ông H ông H đã chứng kiến việc tháo dỡ nhà đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông H đối với hành vi tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép là kể từ ngày thành vị tháo dỡ được thực hiện (ngày 10/7/2016).
Ví dụ 2: Cũng trong sự việc trên, ông T có căn nhà ở cạnh nhà của ông H đã bị cưỡng chế tháo dỡ và trong thời gian cưỡng chế tháo dỡ nhà ở của ông H thì ông T đi công tác nước ngoài. Ngày 15/7/2016, ông T đi công tác về, thấy tường nhà mình bị rạn nứt và được hàng xóm kể lại là nhà ông H đã bị cưỡng chế tháo dỡ. Nếu ông T khởi kiện HVHC tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông T đối với hành vi tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đó là kể từ ngày ông T được kể lại về việc thực hiện hành vi cưỡng chế tháo dỡ nhà ở của ông H (ngày 15/7/2016).
Trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Ví dụ : Ông A là người thành lập doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hết thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ông A vẫn không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là kể từ ngày hết thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời điểm khởi kiện
Thời điểm khởi kiện là thời điểm người khởi kiện nộp (gửi) đơn khởi kiện đến Tòa án. Luật sư phải căn cứ vào thời điểm khách hàng nhận được, biết được QĐHC hoặc biết được HVHC, xem xét loại việc thuộc loại thời hiệu nào (01 năm, 30 ngày ...) để hướng dẫn cho khách hàng về thời điểm khởi kiện, bảo đảm việc nộp (gửi) đơn khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện. Đặc biệt trong trường hợp khách hàng có khiết tại trước khi khởi kiện, Luật sư phải tư vấn cho khách hàng chú ý đến vấn đề thời hiệu, tránh việc vì chờ đợi kết quả giải quyết khiếu nại mà để quá thời hiệu khởi kiện.
Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách van khác không tính vào thời hiệu khởi kiện
Khoảng thời gian xảy ra một trong cho sự kiện sau đây sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện :
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện;
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm