Đặc điểm đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực hành chính

23/06/2021

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, cá nhân, tổ chức, cơ quan có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Luật sư với tư cách là người thực hiện dịch vụ pháp lý có quyền đại diện cho khách hàng tham gia giải quyết các vụ việc hành chính. Vậy đặc điểm đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực hành chính như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về đặc điểm đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực hành chính.

Tìm các luận cứ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Đặc điểm đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực hành chính

Một số đặc điểm cơ bản về đại diện của Luật sư trong các lĩnh vực quản lý hành chính như sau :

Thứ nhất, cơ sở pháp lý về đại diện nói chung, cũng như phạm vi đại diện của Luật sư được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như : Luật Luật sư, Luật Khiếu nại và một số văn bản quy phạm pháp luật ở từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Do vậy, khi thực hiện dịch vụ đại diện ở lĩnh vực này, Luật sư không chỉ căn cứ vào các quy định về đại diện tại các văn bản quy phạm pháp luật hành chính mà còn phải áp dụng đồng bộ tất cả các quy định liên quan về chế định đại diện theo ủy quyền.(đọc thêm: tư vấn pháp luật đất đai)

Thứ hai, hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng, phức tạp, nhưng phạm vi đại diện của Luật sư trong hoạt động này so với lĩnh vực dân sự hẹp hơn. Bên cạnh sự phụ thuộc vào phạm vi ủy quyền từ ý chí của khách hàng, phạm vi đại diện của Luật sư còn phụ thuộc vào quy định của các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực quản lý hành chính cụ thể .

Ví dụ : Ủy quyền đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ, đăng ký kinh doanh ... là những loại thủ tục hành chính chỉ đòi hỏi sự hợp tác của cá nhân, tổ chức tự đăng ký kê khai, xuất trình, giao nộp hồ sơ, giấy tờ. Dựa vào hồ sơ, giấy tờ đó phía cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đáp ứng yêu cầu mang tính lợi ích cá nhân của công dân theo quy định của pháp luật. Đặc điểm này thể hiện tính chất của quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý , nên chỉ cho phép tự mỗi cá nhân thể hiện ý chí, tự mình bày tỏ ý chí mà không thể ủy quyền cho một chủ thể khác nếu không được pháp luật cho phép.(biết thêm về: tư vấn luật hình sự miễn phí)

Thứ ba, người thứ ba trong quan hệ đại diện của Luật sư là cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bên được giao những quyền hạn mang tính pháp lý nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, áp đặt ý chí bằng phương pháp quyết định một chiều (ra quyết định quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra, áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết), buộc bên kia trong quan hệ pháp luật hành chính (là khách hàng của Luật sư) phải tuân theo. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này cả hai phía Luật sư thay mặt cho khách hàng là cá nhân, tổ chức và phía cơ quan hành chính nhà nước đều có nghĩa vụ phải thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật. Nếu bên nào vi phạm pháp luật hành chính thì bên đó phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền đại diện cho Nhà nước, chứ không chịu trách nhiệm trước bên kia như trong quan hệ pháp luật dân sự.(nghe thêm: tư vấn luật lao dong miễn phí)

Thứ tư, ngoài vai trò là người đại diện, Luật sư còn phải tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác vì lợi ích của khách hàng khi tham gia các thủ tục hành chính hoặc khiếu nại hành chính. Bởi, khi làm người đi diện theo ủy quyền, Luật sư phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dẫn được quy định trong văn bản quy phạm hành chính về một lĩnh vực quản lý hành chính cụ thể. Ngoài việc trực tiếp thực hiện giúp khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ phía cơ quan hành chính nhà nước, Luật sư còn phải tự mình thực hiện một số dịch vụ pháp lý khác như giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.52638 sec| 942.063 kb