Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
“Hướng dẫn tuân thủ pháp luật, luật sư giúp khách hàng duy trì sự an toàn, phát triển bền vững;
Đồng hành cùng khách hàng, luật sư giúp họ nhận diện cơ hội và rủi ro pháp lý;
Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, luật sư giúp khách hàng sử dụng pháp luật thông minh để nhận lại những giá trị vượt trội."
– LS Phạm Ngọc Minh, Giám đốc
Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng. Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí.
Giảm chi phí thuê một đội ngũ nhân sự nội bộ mà chưa chắc dùng hết công suất
Sở hữu 1 phòng luật sư thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến rủi ro, tiêu tốn một lượng chi phí rất lớn
Bạn sẽ thấy tự tin hơn khi đàm phán với đối tác, giải quyết tranh chấp... bởi bạn được hỗ trợ từ các luật sư có kinh nghiệm
Bộ phận pháp chế hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch, Giám đốc): (i) rà soát và chuẩn hóa hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; (ii) thu thập thông tin pháp lý, văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; (iii) thực hiện thủ tục pháp lý đơn giản: đăng ký bản quyền, đăng ký kinh doanh, đăng ký nội quy lao động…; (iv) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp tới người lao động. Đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất của pháp chế doanh nghiệp. Doanh nghiệp siêu nhỏ, mới thành lập ít nhất phải đảm bảo chức năng này.(tìm hiểu thêm: dịch vụ thành lập doanh nghiệp)
Lãnh đạo doanh nghiệp có thể cân nhắc kết hợp bộ phận pháp chế với bộ phận hành chính: (i) soạn thảo văn bản, quản lý văn bản; (ii) lập hồ sơ, lưu hồ sơ, tài liệu, thiết bị văn phòng và công tác văn thư; (iii) lập kế hoạch, sắp xếp lịch cuộc họp, hội nghị.
Đây là công việc chính của bộ phận pháp chế doanh nghiệp: (i) chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; (ii) có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo; (iii) tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng; (iv) chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; (v) tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động; (vi) tư vấn pháp luật hoặc tham mưu thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; (vii) chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; (viii) tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Trong trường hợp người phụ trách pháp chế doanh nghiệp này thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia (cao cấp) hoặc tham gia vào hoạt động quản trị cấp doanh nghiệp (i) phân tích, tổng hợp đưa ra dự báo môi trường pháp lý; (ii) đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp; ý kiến (về mặt pháp lý) đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
Các công ty luật, văn phòng luật sư có điều kiện thu hút, phát triển, duy trì đội ngũ nhân sự có chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, không nhiều doanh nghiệp xây dựng được bộ phận pháp chế nội nội có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, chuyên biệt, kể cả đã chi trả mức lương cạnh tranh để thu hút nhân tài. Bởi tại doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của bộ phận pháp chế xử lý những công việc phát sinh thường xuyên, lặp đi lặp lại, trong những phạm vi nhất định.
Sử dụng dịch vụ pháp lý (pháp chế thuê ngoài), doanh nghiệp chủ động nhân sự, bù đắp nhanh nhất sự thiếu hụt nhân sự cho dự án mới hoặc để phục vụ cho công việc phát sinh đột xuất.
Sử dụng pháp chế thuê ngoài giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian tìm kiếm nhân lực. Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn nhân lực thuê ngoài có chuyên môn tốt phù hợp với nhu cầu, việc hòa nhập với công việc do đó thường nhanh và hiệu quả hơn.
Thù lao của luật sư được tính dựa trên các căn cứ: (a) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (b) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (c) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
Thù lao của luật sư được tính theo các phương thức: (a) giờ làm việc của luật sư; (b) vụ, việc với mức thù lao trọn gói; (c) vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (d) hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Mức thù lao được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận.
Lưu ý cuối cùng: pháp chế doanh nghiệp là chức năng không thể thiếu, cần đạt được tiêu chuẩn không ‘to’ nhưng phải ‘tinh’, giúp doanh nghiệp ‘an toàn’, ‘khỏe mạnh’. Tùy theo nhu cầu, ngân sách, trong từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức sử dụng dịch vụ pháp lý cụ thể.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Áp dụng đối với khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi