Gửi ảnh nhạy cảm cho người khác có vi phạm pháp luật không?

16/01/2023
Mai Công Phú
Mai Công Phú
Phát tán, gửi ảnh nhạy cảm cho người khác là những hành vi trái pháp luật và có thể phải bồi thường thiệt hại, bị xử lý hành chính hoặc hình sự vào từng mức độ của hành vi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này qua bài viết: Gửi ảnh nhạy cảm cho người khác có vi phạm pháp luật không?

1- Quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh cá nhân

Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 32 có đề cập đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

1- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2- Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: (a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; (b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3- Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định trên, việc một người sử dụng hình ảnh của người khác mà không được sự đồng ý cũng như không thuộc các trường hợp không cần có sự đồng ý sẽ là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Gửi ảnh nhạy cảm - vi phạm pháp luật

Theo quy định pháp luật khi sử dụng, phát tán ảnh của người khác mà không được sự cho phép đã là hành vi trái pháp luật, đặc biệt ở đây loại ảnh sử dụng lại là ảnh nhạy cảm có vi phạm pháp luật. Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín"

"1- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Theo quy định trên, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm đối với danh dự nhân phẩm của mình. Khi một người sử dụng hình ảnh nóng, ảnh nhạy cảm… sẽ là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Hình thức xử lý người gửi ảnh nhạy cảm cho người khác

Tùy vào mức độ của hành vi mà sẽ có những biện pháp xử lý cụ thể

[a] Trách nhiệm dân sự

Cá nhân vị ảnh hưởng về danh dự, nhân phẩm ngoài quyền yêu cầu người đnawg tải hình ảnh gỡ bỏ, cải chính, xin lỗi theo quy định ở trên. Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm của người gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác như sau:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 1- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: (a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; (b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; (c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

[b] Xử phạt hành chính

Ngoài việc có thể bị xử lý về dân sự và bồi thường thiệt hại, người gửi ảnh nhạy cảm cho người khác còn có thể bị xử phạt hành chính. Căn cứ Nghị định số 15/2020/NĐ-CP tại Điều 101 có quy định như sau:

1- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: (a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; (b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; (c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; (d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; (đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; (e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; (g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; (h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự…”.

[c] Xử lý hình sự

Xử lý hình sự áp dụng đối với những hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội, mức độ vi phạm nghiêm trọng. Cụ thể người có hành vi gửi ảnh nhạy cảm cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

1- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: (a) Phạm tội 02 lần trở lên; (b) Đối với 02 người trở lên; (c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người đang thi hành công vụ; (đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; (e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; (g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: (a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (b) Làm nạn nhân tự sát.

4- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Gửi ảnh nhạy cảm cho người khác có vi phạm pháp luật không? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Gửi ảnh nhạy cảm cho người khác có vi phạm pháp luật không? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

0 bình luận, đánh giá về Gửi ảnh nhạy cảm cho người khác có vi phạm pháp luật không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.05515 sec| 982.18 kb