Khái quát về truy cứu trách nhiệm pháp lý
I- KHÁI NIỆM TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.
Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thề hiện quyển lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thâm quyền tiến hành nhằm cả biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vỉ phạm pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm pháp lí nhăm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích họp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường. Đồng thời, truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm xử ỉí người vi phạm pháp luật, trừng phạt họ, qua đó nhằm cải tạo, giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm pháp luật của họ. Bên cạnh đó, truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm răn đe, phòng ngừa chung, làm cho các chủ thể khác nhận thức được tính nghiêm minh của luật pháp mà không dám vi phạm pháp luật. Một số trường họp, truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
Truy cứu trách nhiệm pháp lí là một quá trình hoạt động phức tạp của các chủ thể có thẩm quyền nhằm tìm hiểu, xem xét, đánh giá sự việc bị coi là vi phạm pháp luật để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước thích họp đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí có những đặc điểm riêng sau đây:
(i) Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước.
Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc chủ thể được pháp luật trao quyền tiến hành. Truy cứu trách nhiệm pháp lí là áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Đó là các biện pháp cưỡng chế nhà nước đưa đến những hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật, các biện pháp cưỡng chế có tính chất tước đoạt, làm thiệt hại ở chủ thể các quyền, tự do, các lợi ích nhất định. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước như cách li người mắc bệnh truyền nhiễm, buộc cấp dưỡng cho con sau li hôn, trưng thu trưng mua tài sản, vật dụng phục vụ lợi ích quốc gia... không đặc trưng cho trách nhiệm pháp lí, chúng được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm pháp luật. Hoạt động này là sự tiếp tục thể hiện ý chí nhà nước, thông qua hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, ý chí nhà nước được thể hiện thành những biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Nội dung các quyết định được ban hành trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí trên cơ sở nhận thức và niềm tin nội tâm của họ về bản chất của vụ việc và các quy định của pháp luật. Các quyết định này có ý nghĩa bắt buộc đối với các chủ thể vi phạm pháp luật và các chủ thể khác có liên quan.
(ii) Truy cứu trách nhiệm pháp lí là việc cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.
Khi có vi phạm pháp luật, nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật thành trách nhiệm pháp lí cụ thể đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, đó chính là việc cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Như vậy có thể nói, về nội dung, truy cứu trách nhiệm pháp lí là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, còn về hình thức thì đó là việc tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.
(iii) Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định.
Như trên đã đề cập, truy cứu trách nhiệm pháp lí thực chất là áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước đưa đến những hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, đúng đắn của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, hạn chế đến mức thấp nhất nhũng sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm đòi hỏi cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí một cách hết sức thận trọng, đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
(iv) Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo.
Các vụ việc pháp luật xảy ra trong thực tế rất đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật thường chỉ dự liệu những tình tiết có tính chất phổ biến, điển hình mà không mô tả tỉ mỉ từng tình tiết của sự việc. Do vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lí, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền phải thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù họp để áp dụng sao cho đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm.
II- CĂN CỨ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.
Để đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chính xác, hoạt động này cần phải tiến hành dựa trên những căn cứ vững chắc. Đó là căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.
Căn cứ pháp lí của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là tổng thể các quy định của pháp luật được các chủ thể tiến hành sử dụng làm căn cứ cho tất cả các hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý. Căn cứ pháp lý được pháp luật xác định bao gồm:
(i) Các quy định của pháp luật hiện hành xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý. Những quy định này thường được gọi là pháp luật về tố tụng hay pháp luật về thủ tục.
(ii) Các quy định của pháp luật hiện hành xác định hành vi bị coi là vi phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế dự kiến áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi đó, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý, điều kiện áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhất định, các quy định về hồi tố (nếu có)...
(iii) Các quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý là một khoảng thời gian nhất định do pháp luật quy định mà chỉ trong thời hạn đó, chủ thể vi phạm pháp luật mới có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, nếu hết thời hạn đó mà hoạt động truy cứu chưa được tiến hành thì không được truy cứu nữa. Tùy loại vi phạm mà pháp luật quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý dài, ngắn khác nhau, bên cạnh đó có những vi phạm không có thời hiệu truy cứu.
Căn cứ thực tế của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chính là vi phạm pháp luật đã xảy ra trên thực tế được xác định qua các yếu tố cấu thành của vi phạm đó. Cụ thể là:
(i) Căn cứ vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Có thể nói, hành vi trái pháp luật là căn cứ đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lí. Nếu không xác định được hành vi trái pháp luật thì không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, tính chất, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi cũng là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí bởi đó là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định biện pháp cưỡng chế cụ thể. Mức độ thiệt hại có ý nghĩa quan trọng để xác định loại trách nhiệm pháp lí cần truy cứu cũng như xác định biện pháp cưỡng chế một cách tương xứng. Một hành vi dù trái pháp luật nhưng thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội là không đáng kể thì có thể không cần phải truy cứu trách nhiệm pháp lí. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội là một căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lí, bởi lẽ, một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại không phải do hành vi của mình gây ra, và pháp luật cũng không thể buộc một người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà không phải do hành vi của họ trực tiếp gây ra. Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội được coi là có mối quan hệ nhân quả nếu hành vi trái pháp luật xảy ra trước sự thiệt hại, hành vi trái pháp luật chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại, thiệt hại xảy ra là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật.
(ii) Căn cứ vào chủ thể vi phạm pháp luật.
Đối với chủ thể là cá nhân, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí, cơ quan hay nhà chức hách có thẩm quyền phải căn cứ vào độ tuổi của chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu đến thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật, cá nhân chưa đủ tuổi do pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lí thì không được tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với họ. Độ tuổi cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan hay nhà chức bách có thẩm quyền lựa chọn biện pháp cưỡng chế nhà nước một cách phù hợp. Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể là một căn cứ quan trọng để tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Neu ở thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với họ. Nếu ở thời điểm truy cứu trách nhiệm pháp lí, chủ thể bị mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí có thể phải tạm dừng hoặc huỷ bỏ. Nhân thân người vi phạm cũng là căn cứ để có thế lựa chọn biện pháp cưỡng chế một cách phù hợp.
Đối với tổ chức, địa vị pháp lí của tổ chức là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí. Không truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với một tổ chức mà sự tồn tại của nó là bất hợp pháp. Trong trường hợp này, việc truy cứu trách nhiệm được tiến hành đối với từng cá nhân tham gia tổ chức bất hợp pháp đó. Với đặc thù của mình, tổ chức chỉ có thể bị áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định do pháp luật quy định.
Cần chú ý các quy định về miễn trừ trách nhiệm pháp lí đối với một số chủ thể đặc biệt. Mỗi loại vi phạm pháp luật có chủ thể riêng, do vậy cần phải lưu ý vấn đề này khi truy cứu trách nhiệm pháp lí.
(iii) Căn cứ vào mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Lỗi là yếu tố quan trọng trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lí. Chỉ những trường hợp khi thực hiện hành vi, chủ thể có lỗi mới có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lí. Hình thức lỗi cụ thể là căn cứ để xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể một cách phù hợp. Trong nhiều trường hợp, động cơ, mục đích vi phạm cũng là căn cứ quan trọng để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
(iv) Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật.
Khách thể là căn cứ rất quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lí. Hành vi dù gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhưng nếu quan hệ xã hội đó không được pháp luật bảo vệ thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lí. Tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cũng như thái độ của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước... Do vậy, cũng có thể phải căn cứ vào chính sách của nhà nước đối với quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ để truy cứu trách nhiệm pháp lí cho phù hợp.
III- CÁC YÊU CẦU CỦA TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.
Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
(i) Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí. Nghĩa là, hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được tiến hành đúng thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, có căn cứ pháp lí vững chắc, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, tránh oan sai nhưng không bỏ lọt vi phạm.
(ii)Bảo đảm tính hợp lí trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí. Nghĩa là quyết định áp dụng pháp luật được ban hành khi truy cứu trách nhiệm pháp lí phải phù hợp với các điều kiện hiện thực để có thể thi hành được đồng thời phải đảm bảo tính có lợi nhất về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
(iii) Việc truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người. Không áp dụng những biện pháp cưỡng chế có tính chất làm nhục con người. Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm và vi phạm pháp luật có tính chuyên nghiệp. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, ăn năn hối cải, lập công, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
(iv) Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, nhằm bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm pháp lí được thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật tương tự có thể xảy ra cũng như ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí.
(v) Bảo đảm nguyên tắc công bằng trong truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm