Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

29/12/2022
Đăng ký khai sinh là một trong những nghĩa vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ Tịch. Việc thực hiện đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch và được ghi vào sổ tịch. Vậy thì không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

Bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH Everest sẽ chia sẻ cho bạn về :" không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không? " 

Về cơ sở pháp lý : 

- Luật hộ tịch năm 2014;

- Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

1-  Đăng ký khai sinh khi mẹ chưa chuyển khẩu về nhà chồng?

Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như khai sinh; Kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử… xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

Theo quy định của luật thì cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống.

Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật hộ tịch thì Cơ quan đăng ký hộ tịch là ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch, bổ sung, cải chính hộ tịch cho công dân khi có yêu cầu.

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân bao gồm:

– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Những nội dung đăng ký khai sinh cơ bản này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ được ghi vào sổ hộ tịch, giấy khai sinh, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó nhằm đăng ký đúng và chính xác các thông tin của người được khai sinh, tránh trường hợp sai sót trong quá trình đăng ký.

Đối với việc đăng ký khai sinh, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Khi thực hiện khai sinh, cần xác định Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh để thực hiện đăng ký khai sinh. Theo đó việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

Luật hộ tịch quy định rõ ràng về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

– Thời hạn đăng ký khai sinh: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

– Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh: cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.

Tuy nhiên trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em thuộc về ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đó.

– Công chức tư pháp – hộ tịch: có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định, trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch thấy cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động trên địa bàn.

Như vậy, với quy định nêu trên thì thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Theo đó thì việc đăng ký khai sinh cho con được thực hiện tại ủy ban nhân dân nơi người mẹ cư trú hoặc người cha cư trú, do đó nếu người mẹ chưa chuyển khẩu vào gia đình nhà chồng vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con ở ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì mới xét đến việc khai sinh cho con tại nơi cư trú của cha. Trên thực tế thì, cách tốt nhất là người cha nên nhập hộ khẩu của mẹ cháu vào hộ khẩu gia đình trước sau đó mới đăng ký khai sinh cho con.

 

Xem thêm: Chuyển khẩu về nhà chồng thì cần những giấy tờ gì ?

2- Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy khai sinh?

   (I) Hồ sơ đăng ký khai sinh

Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ bao gồm:

– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.  

–  Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.  

– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.

– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.

Thời hạn đăng ký khai sinh cho con là 60 ngày, kể từ ngày con sinh ra.

Các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký khai sinh phải được chuẩn bị đầy đủ và chính xác nhằm chứng minh thông tin và quan hệ của người được khai sinh, các giấy tờ này là bắt buộc. Người đi khai sinh sẽ nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân xã tại nơi người mẹ hoặc người cha cư trú. Cán bộ Tư pháp hộ tịch sẽ thực hiện việc xem xét hồ sơ và tiến hành các thủ tục để đăng ký khai sinh, ghi vào sổ hộ tịch và cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trong thời hạn quy định, tức thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, những người có thẩm quyền đăng ký khai sinh cần phải thực hiện đăng ký khai sinh, tránh trường hợp đăng ký khai sinh chậm trễ phát sinh thêm các thủ tục đăng ký khác. Đăng ký khai sinh sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch.

   (II) Thủ tục đăng ký khai sinh

Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014:

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai đăng ký khai sinh và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Nếu không có giấy chứng sinh thì người đi khai sinh nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; trường hợp nếu không có người làm chứng về sự kiện sinh con thì phải có giấy cam đoan về việc sinh và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam kết của mình, nếu sai phạm sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu thực hiện khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, người đi khai sinh phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Nếu khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ người đi khai sinh phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Bước 2: Ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch:

Cơ quan đăng ký khai sinh tức ủy ban nhân dân xã sau khi nhận đủ giấy tờ theo đăng ký khai sinh từ người đi đăng ký khai sinh, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định Luật hộ tịch vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân.

Việc ghi nội dung đăng ký khai sinh phải được Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

Bước 3: Sau khi hoàn tất các thủ tục, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Như vậy, đăng ký khai sinh là việc đăng ký hộ tịch bắt buộc và được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã. Người mẹ nếu chưa chuyển hộ khẩu sang nhà chồng vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con tại nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha. Việc đăng ký khai sinh cho con có ý nghĩa xác lập quyền công dân cho đứa trẻ được sinh ra và sự ràng buộc giữa công dân với nhà nước.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 


 

0 bình luận, đánh giá về Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.18114 sec| 966.984 kb