Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận tại phiên toà

22/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý những gì khi tranh luận tại phiên tòa? Khi trình bày luận cứ bảo vệ? Khi đối đáp lúc tranh luận tại Tòa?

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về  Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận tại phiên tòa để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

1- Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận tại phiên tòa

Về việc nghe, ghi chép của Luật sư khi Kiểm sát viên hoặc các Luật sư đồng nghiệp trình bày quan điểm: Khi nghe, Luật sư sẽ tập trung và lưu ý vào những phần liên quan đến khách hàng mà mình bào chữa, điểm nào có lợi cho khách hàng mà chưa rõ ràng, những điểm bất lợi cho khách hàng không đúng như hướng bào chữa để chuẩn bị cho việc đối đáp.

Ví dụ: Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra ở quận C, mục đích của Luật sư và bị cáo là sẽ bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt thì khi đại diện Viện kiểm sát trình bày lời luận tội, Luật sư phải chú ý nghe và ghi chép xem trong lời luận tội đại diện Viện kiểm sát đã ghi nhận và nếu tình tiết khắc phục hậu quả, đó là M và N đã trả lại đầy đủ tài sản cho Tr hay chưa, đã nêu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm hội là do lỗi của người bị hại hay chưa hay đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm cho các bị cáo của người bị hại...Trên thực tế đã có không ít Luật sư không theo dõi và ghi chép kịp những điểm không đồng tình với Viện kiểm sát, do vậy trong phần đối đáp đã không đối đáp trúng và đúng ý cần làm rõ.

2- Về kỹ năng của Luật sư khi trình bày luận cứ bảo vệ:

Với những tán về xâm phạm sở hữu, các tình tiết của vụ án thường không quá phức tạp, do vậy Luật sư nên trình bày một cách trọng tâm những vấn đề liên quan đến khách hàng. Luật sư không nên trình bày bài bào chữa quá dài dòng, dàn trải quá nhiều vấn đề dẫn đến Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa mất tập trung, như vậy sẽ làm mất đi sự cảm hóa, thuyết phục lớn lao của lời nói. Khi trình bày các vấn đề liên quan đến con số cụ thể (như số tiền bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị thiệt hại) trong vụ án, Luật sư nên nhìn vào tài liệu đọc chính xác con số đó.

Sau khi Luật sư trình bày xong bài bào chữa, thông thường trong vụ án về xâm phạm sở hữu, các bị cáo bị hạn chế về khả năng trình bày lời bào chữa, do vậy Luật sư sẽ trình bày và ít khi bị cáo bổ sung.

3- Đối đáp trong phần tranh luận tại phiên toà:

Ở phần đối đáp, pháp luật quy định mọi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Luật sư cần tận dụng cơ hội này để kịp thời đề nghị Hội đồng xét xử bác bỏ những ý kiến không có cơ sở chấp nhận.

Khi đối đáp, Luật sư cần nắm chắc và bám sát vào các quy định của pháp luật để đưa ra lập luận của mình như: sự khác biệt giữa hành vi cướp ở dạng đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc (Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015) và hành vi cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015); tình tiết hành hung khi bị phát hiện thì khi nào là hành hung để tẩu thoát, khi nào thì sẽ chuyển hóa sang tội danh khác nặng hơn, tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong các tội từ Điều 168 đến Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, đặc biệt là hậu quả gây thiệt hại về tài sản; tình tiết sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm trong các điều 168, 169, 171 Bộ luật hình sự năm 2015.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận tại phiên toà

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.41066 sec| 805.984 kb