Kỹ năng xác định văn bản pháp luật về nội dung trong xử lý vi phạm hành chính
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Kỹ năng xác định văn bản pháp luật về nội dung để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.
Khi xác định các văn bản pháp luật về nội dung để giải quyết yêu cầu tư vấn khiếu nại trong Xử lý vi phạm hành chính, Luật sư cần chú ý các trường hợp sau:
1- Xác định từng hành vi thực tế xảy trong lĩnh vực nào để chọn văn bản phù hợp
Trong một vụ vi phạm hành chính, có thể có một hoặc nhiều hành vi vi phạm trong cùng một lĩnh vực hay trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước , có thể có một hoặc nhiều người vi phạm.
Trong từng trường hợp cụ thể, Luật sư cần dựa trên cơ sở xác định từng hành vi thực tế xảy trong lĩnh vực nào để chọn văn bản phù hợp.
Ví dụ: Ngày 13/3/2014, lái xe X sử dụng xe ô tô mang biển số giả, vận chuyển hàng hóa từ biên giới vào nội địa không có hóa đơn, chứng từ.
Trường hợp này có hai hành vi vi phạm thuộc hai lĩnh vực: giao thông đường bộ và hải quan. Vì vậy, phải áp dụng hai Nghị định để xử lý cho từng hành vi tương ứng được quy định: Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2- Sự thay đổi của các văn bản pháp luật ở thời điểm thực hiện hành vi vi phạm và thời điểm phát hiện, xử lý
Thứ hai, có sự thay đổi của các văn bản pháp luật ở thời điểm thực hiện hành vi vi phạm và thời điểm phát hiện, xử lý. Chú ý áp dụng các quy định pháp luật trong các nghị định xử phạt trong các lĩnh vực cụ thể về vấn đề này, theo nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực vào thời điểm thực hiện hành vi để xác định hành vi vi phạm và chế tài đối với hành vi vi phạm đó, nếu chế tài trong văn bản pháp luật sau có lợi cho đối tượng áp dụng thì áp dụng theo văn bản sau. Luật sư cũng cần lưu ý những trường hợp quy định pháp luật có hiệu lực hồi tố trong lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính, Ví dụ: áp dụng thời hiệu truy thu tiền chậm nộp thuế (tính theo tỷ lệ trên số thuế chậm nộp) trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế với hành vi trước khi Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế có hiệu lực .
Thứ ba, trường hợp một hành vi trên thực tế là hành vi cụ thể nhưng trong quy định của pháp luật lại mô tả ở dạng khái quát. Ví dụ: hành vi vận chuyển than không có giấy tờ. Than là một loại khoáng sản. Nghị định xử phạt trong lĩnh vực khoáng sản không quy định về hành vi vi phạm này, nên trường hợp này than sẽ được đưa vào khái niệm hàng hoá và như vậy hành vi vận chuyển than không có giấy tờ sẽ được xác đính là hành vi vận chuyển hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Những vấn đề cơ bản trong quan hệ pháp luật thuế
Tư vấn pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án đầu tư
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm