Luật sư cần lưu gì đối với cuộc phỏng vấn truyền hình?

27/07/2021

 

Khi Luật sư xuất hiện trước truyền hình, người nghe không chỉ nghe những điều Luật sư nói mà còn chú ý quan sát Luật sư, từ tư thế ngồi, nét mặt, cử chỉ, đầu tóc, quần áo... Qua đó, người nghe có thể có ấn tượng tốt hoặc không tốt về Luật sư, ảnh hưởng đến uy tín của chính bản thân Luật sư, chính vì vậy mà mỗi Luật sư cũng cần phải lưu ý đối với cuộc phỏng vấn truyền hình.

 

 

phỏng vấn truyền hình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Lưu ý đối với cuộc phỏng vấn truyền hình

 

 

Khi Luật sư xuất hiện trước truyền hình, người nghe không chỉ nghe những điều Luật sư nói mà còn chú ý quan sát Luật sư, từ tư thế ngồi, nét mặt, cử chỉ, đầu tóc, quần áo... Qua đó, người nghe có thể có ấn tượng tốt hoặc không tốt về Luật sư, ảnh hưởng đến uy tín. Vì vậy, Luật sư cần nhớ:

 

 

(i) Ngồi thẳng, tư thế thoải mái trong suốt cuộc phỏng vấn;

 

 

(ii) Giữ nét mặt bình tĩnh, tự tin. Sử dụng cử chỉ tay tự nhiên, không đưa tay quả màn hình máy quay hoặc che màn hình máy quay

 

 

(iii) Tóc chải gọn gàng, quần áo đơn giản, lịch sự. Tránh mặc quần áo kẻ sọc hoặc có hoa văn và những chi tiết lấp lánh. Chọn màu phù hợp, tránh lòe loẹt. Tốt nhất là mặc trang phục chính thức của Luật sư khi tham gia phiên tòa.

 

 

(iv) Đối với phụ nữ, nếu trang điểm hãy trang điểm nhẹ nhàng, đậm hơn thường ngày để lên hình không bị nhợt nhạt, nhưng không quá đậm. Tránh đeo những trang sức to, nặng có thể gây tiếng động vào micro.

 

 

(v) Khi trả lời qua truyền thanh, ngôn ngữ nói rất quan trọng. Âm lượng giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, cách dùng từ... cần tuân theo văn bản đã chuẩn bị trước (nếu có).(xem thêm: tư vấn luật đầu tư)

 

 

Kết luận về phương tiện truyền thông báo chí trong đời sống

 

 

(i) Báo chí là phương tiện truyền thông không thể thiếu trong đời sống.

 

 

(ii) Báo chỉ tác động tới xã hội theo nhiều khuynh hướng, thực hiện một số nhóm chức năng: Chức năng tư tưởng, chức năng quản lý - giám sát xã hội, chức năng khai sáng - giải trí, chức năng kinh doanh...

 

 

(iii) Người hành nghề luật cần có ứng xử, giao tiếp một cách phù hợp với các cơ quan báo chí. Cách ứng xử và giao tiếp với báo chí, truyền thông có thể đem lại những hiệu ứng tích cực, nhưng ngược lại cũng có thể tạo nên những cuộc khủng hoảng truyền thông.

 

 

(iv) Mỗi người hành nghề luật cụ thể sẽ cần có những lưu ý riêng khi tiếp xúc với truyền thông, do giới hạn của quy định pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và các yêu cầu nghề nghiệp khác.

 

 

(v) Mỗi người hành nghề luật, đặc biệt là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, phong thái và có cách thức trình bày, phong thái phù hợp khi tiếp xúc với báo chí.(đọc thêm: dịch vụ ly hôn)

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Luật sư cần lưu gì đối với cuộc phỏng vấn truyền hình?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.01718 sec| 934.07 kb