Một số đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính

23/06/2021
Đỗ Đăng An
Đỗ Đăng An
Chứng cứ là nội dung quan trọng trong tố tụng hành chính, có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vụ án hành chính. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

1- Chứng cứ trong vụ án hành chính

Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật Tố tụng hành chính quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. (theo Điều 80 Luật Tố tụng hành chính năm 2015)

2- Nguồn chứng cứ trong vụ án hành chính

Theo Điều 81 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

-Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

(i) Vật chứng.

(i) Lời khai của đương sự.

(iii) Lời khai của người làm chứng.

(iv) Kết luận giám định.

(v) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

(vi) Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.

(vii) Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

(viii) Văn bản công chứng, chứng thực.

(ix) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính

[a] Chứng cứ phải bảo đảm tính khách quan

Tính khách quan được thể hiện ở chỗ các tình tiết, sự kiện về tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện trong vụ án hành chính phải là những gì có thật, chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của các chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính.

Ví dụ: Một hành vi vi phạm hành chính đã diễn ra trong thực tế tồn tại và phản ánh lại trong thực tế khách quan thông qua các tài liệu, đồ vật và những người chứng kiến về các hành vi vi phạm đó.

Tính khách quan của chứng cứ đòi hỏi các chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính đặc biệt là những người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án phải xuất phát từ thực tế của vụ án để nhận thức chúng, phải tôn trọng sự thật khách quan, tránh phiến diện, định kiến, không trung thực. Thuộc tính này đòi hỏi chứng cứ được sử dụng để xác định sự thật của vụ án phải tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh vụ án hành chính một cách trung thực như nó vốn đã xảy ra trên thực tế.

[b] Tính liên quan của chứng cứ

Chứng cứ được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại bởi đối tượng khởi kiện; tính hợp pháp, tính có căn cứ của yêu cầu khởi kiện; tính hợp pháp, tính có căn cứ của đối tượng khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án có thể thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ khác nhau, nhưng chỉ những tài liệu, chứng cứ nào liên quan đến vụ án, làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh về tính hợp pháp của đối tượng tranh chấp trong vụ án mới được công nhận là chứng cứ. Vì vậy, việc giải quyết vụ án cần phải xem xét toàn diện các mối liên hệ có liên quan đến vụ án bởi “tính liên quan của chứng cứ là khả năng xác định những tình tiết thuộc đối tượng chứng minh của vụ án”.

[c] Tính hợp pháp của chứng cứ

Thể hiện thuộc tính pháp lý của chứng cứ: Chứng cứ phải được thu thập từ các nguồn hợp pháp, đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính. Mọi sự tùy tiện trong việc thu thập chứng cứ đều bị coi là bất hợp pháp. Việc không tuân thủ quy định của pháp luật Tố tụng hành chính về các biện pháp thu thập chứng cứ sẽ làm mất giá trị chứng minh của chứng cứ. Ví dụ: Việc xác định hành vi vi phạm dựa vào tài liệu giám định mẫu vật nhưng thủ tục lấy mẫu vật không đúng quy định của pháp luật thì nội dung của văn bản kết luận về mẫu vật đó không có gia trị là chứng cứ.

Ví dụ: Kiểm lâm viên phát hiện ông A chở một số thịt sống từ rừng đi ra. Biên bản xác minh ghi: “bằng kinh nghiệm nhiều năm, bằng mắt thường nhìn thấy thịt có màu đỏ đậm, căn cứ số lông còn sót lại trên da khẳng định đó là thịt sơn dương". Trên cơ sở đó , Kiểm lâm viên tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “vận chuyển lâm sản trái phép”.

Trong trường hợp có thể thực chất số thịt trên là thịt sơn dương nhưng phương pháp, thủ tục tiến hành xác minh là không hợp pháp, nên biên bản xác minh, biên bản vi phạm đó không có giá trị chứng minh hành vi vi phạm của ông A.

Ba thuộc tính trên của chứng cứ nói chung và chứng cứ trong vụ án hành chính nói riêng là một thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba thuộc tính đó thì không được coi là chứng cứ.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

4- Xác định chứng cứ trong vụ án hành chính

Xác định chứng cứ là việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp và có thật của chứng cứ. Điều 82 Luật Tố tụng hành chính quy định như sau:

(i) Tài liệu đọc được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

(ii) Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó.

(iii) Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

(iv) Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

(v) Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

(vi) Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

(vii) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

(viii) Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

(ix) Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

(x) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật được xác định là chứng cứ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Một số đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết  Một số đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Một số đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23100 sec| 967.117 kb