Quy định pháp luật về chế tài trong hành chính

23/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Vấn đề xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là chế tài trong hành chính, là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước.

 

 

Quy định pháp luật về chế tài trong hành chính Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Xử lý vi phạm hành chính là gì?

 

 

Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định quy định về xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Nhìn chung, Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp Xử lý vi phạm hành chính đều thuộc phạm trù Xử lý vi phạm hành chính, có thể hiểu chung là việc áp dụng các chế tài và biện pháp mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Trong quá trình xử lý các vi phạm hành chính, tùy theo từng hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm, người có thẩm quyền có thể áp dụng việc xử phạt vi phạm hành chính hay các biện pháp Xử lý vi phạm hành chính, thể hiện dưới hình thức là các quyết định xử phạt hoặc các quyết định xử lý hành chính khác.

 

 

Như vậy, Xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp Xử lý vi phạm hành chính là hai nhóm chế tài hành chính trong Xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất định.

 

 

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

 

 

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, gồm hình thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện dùng để vi phạm hành chính, trục xuất. Các hình thức cảnh cáo và phạt tiền luôn là hình thức xử phạt chính; các hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức phạt bổ sung.

 

 

Bên cạnh hình thức xử phạt trong quá trình Xử lý vi phạm hành chính người có thẩm quyền còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm hành chính gây ra nhằm thiết lập lại trật tự quản lý, đó là các hiệu pháp được quy định chung tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và có thể được quy định bổ sung trong các nghị định tùy theo đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực (ví dụ: một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định riêng cho Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thuế).

 

 

Biện pháp Xử lý vi phạm hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cả nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Các biện pháp Xử lý vi phạm hành chính là những biện pháp hành chính có trình đặt thủ, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Trong trường hợp đối tượng không tự nguyện thi hành các quyết định hành chính về Xử lý vi phạm hành chính, các chức danh có thẩm quyền xử phụ xử áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính.

 

 

Trong quá trình Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc Xử lý vi phạm hành chính, khi cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc Xử lý vi phạm hành chính. Các quyết định được ban hành khi thực hiện như biện pháp ngăn chặn này cũng là các một trong các quyết định hành chính. Ví dụ: Quyết định tạm giữ người, quyết tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề,... 

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Quy định pháp luật về chế tài trong hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.12222 sec| 942.227 kb