Tin tức

Áp dụng pháp luật trong tư pháp quốc tế
Để giải quyết một vụ việc tư pháp quốc tế thì vấn đề áp dụng luật luôn là vấn đề phức tạp. Thứ tự áp dụng pháp luật như thế nào là câu chuyện rất được quan tâm trong tư pháp quốc tế.

Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thuận được thực hiện theo quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 và 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Các trường hợp áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật tương tự
Hoạt động áp dụng pháp luật hết sức đa dạng, phong phú, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hàng ngày trong đời sống. Khi xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng dự liệu trước những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống để đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người một cách phù hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế, đời sống xã hội hết sức đa dạng, phức tạp vì cả những lí do chủ quan và khách quan, nên khi ban hành pháp luật, nhà nước đã không dự liệu hết được những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống nào đó. Trong trường hợp đó, đế đảm bảo lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức, của nhà nước cũng như của cộng đồng, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền vẫn phải can thiệp để giải quyết các vụ việc đã xảy ra. Giải pháp cho tình huống này là áp dụng pháp luật tương tự.

Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm làm cho các chủ thể khác trong xã hội thực hiện đầy đủ, đúng đắn, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật luôn được tiến hành thông qua những quan hệ pháp luật cụ thể, trong đó, một bên chủ thể là cơ quan, nhà chức trách tiến hành áp dụng pháp luật, một bên chủ thể là cá nhân, tổ chức được (bị) áp dụng pháp luật.