Tính hợp pháp của quyết định xử phạt vi phạm hành chính

24/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính là quyết định của người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục quy định về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính.

 

 

pháp luật đầu tư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử phạt vi phạm hành chính

 

 

Tiêu chí chung để đánh giá tính hợp pháp của  Quyết định hành chính là tính “hợp hiến, hợp pháp", "bảo đảm đúng quy định pháp luật và các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước". Từ tiêu chí chung này, thành hợp pháp của  Quyết định hành chính về Xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở nhiều khía cạnh khác nhau, như trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung  Quyết định hành chính.(xem thêm: hợp đồng tặng cho)

 

 

Khi xem xét tính hợp pháp của các quyết định xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính Luật sư cần nắm rõ các đặc điểm của các quyết định này, đó là: Quyết định xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính phải do chủ thể có thẩm quyền ban hành:

 

 

- Quyết định xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính được ban hành tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật Xử lý vi phạm hành chính quy định;

 

 

- Quyết định xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan.

 

 

Luật sư căn cứ thông tin của vụ án để xác định quyết định xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính áp dụng cho trường hợp cụ thể của khách hàng có hợp pháp hay không. Việc xác định tính hợp pháp của các quyết định xử phạt Xử lý vi phạm hành chính cần căn cứ vào các thông tin sau:

 

 

- Thẩm quyền, thủ tục ra quyết định;

 

 

- Hình thức của quyết định;

 

 

- Căn cứ pháp lý áp dụng:

 

 

- Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt, xử lý phải được pháp luật quy định (chủ yếu quy định trong các nghị định quy định về xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể);

 

 

- Hậu quả phát sinh của các biện pháp hành chính áp dụng trong quyết định phải phù hợp mục đích được pháp luật quy định và phải có tính khả thi, bảo đảm các quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm; 

 

 

- Tính hợp pháp của thủ tục thông báo, thu hồi hay hủy bỏ quyết định.(quan tâm tới: hợp đồng đặt cọc mua nhà)

 

 

Xem xét tính hợp pháp về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

 

 

Thẩm quyền Xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: quốc phòng, an ninh, trật tự; quản lý thị trường, lĩnh vực thuế; lĩnh vực hải quan; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và đầu tư; lĩnh vực ngân hàng, tín dụng; lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội; lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa; lĩnh vực bưu chính viễn thông, lĩnh vực kế toán và thống kê; lĩnh vực tài nguyên, môi trường; lĩnh vực giao thông vận tải; lĩnh vực văn hóa - xã hội; lĩnh vực y tế lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, xây dựng...

 

 

Thẩm quyền ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc về người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong các cơ quan quản lý hành chính ở từng lĩnh vực cụ thể, được quy định chung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính  và quy định cụ thể trong từng nghị định xử phạt ở các lĩnh vực của quản lý nhà nước.

 

 

Khi xem xét tính hợp pháp về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành minh, Luật sư cần chú ý nhìn nhận theo các nội dung

 

 

- Thẩm quyền theo lĩnh vực: Luật sư cần chú ý phân biệt thẩm miền và phụ vi phạm hành chính giữa các cơ quan nhà nước khác nhau khi đưa ra nhận định đúng đắn. Ví dụ, thẩm quyền xử phạt của chung Uỷ ban nhân dân các cấp là thẩm quyền chung được xử phạt về tất cả các hành vi vi phạm trên phạm vi địa giới hành chính, thẩm quyền xử nhất của các chức danh quản lý là thẩm quyền riêng - chỉ được ban Ninh quyết định xử phạt trong từng ngành, từng lĩnh vực quản lý nhà nh của các chức danh đó,

 

 

- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong phạm vi địa lý xác định.

 

 

Bên cạnh đó, Luật sư cũng cần chú ý xem xét quy định của pháp luật về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong một số trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể mao quyền cho cấp phủ ban hành quyết định thay và nhân danh minh. Tuy nhiên lưu ý quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính là việc giao quyền về thẩm quyền phải tuân thủ nguyên tắc chỉ được thực hiện khi có văn bản giao quyền

 

 

Đối với vụ án loại này, Luật sư cần chú ý xem xét việc ban hành quyết định xử phạt, áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả có tuân thủ dùng nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt theo Điều ở Luật Xử lý vi phạm hành chính  hay không. Cụ thể như sau:

 

 

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính  là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với chức danh đó.

 

 

Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vào một thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của XLVIII, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.(tìm hiểu thêm: tư vấn pháp luật thừa kế)

 

 

- Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính  được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể

 

 

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. 

 

 

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

 

 

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

 

 

Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

 

 

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đổi với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó

 

 

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đổi với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ việc vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt

 

 

+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm.

 

0 bình luận, đánh giá về Tính hợp pháp của quyết định xử phạt vi phạm hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17761 sec| 954.625 kb