Vài nét về hợp đồng BTO

04/01/2023
Theo quy định của pháp luật thì các loại hợp đồng đầu tư bào gồm: BCC, BOT, BTO, BT, PPP. Tuy nhiên, trong số ấy thì hợp đồng BTO là một trong những loại hợp đồng đầu tư hay gặp nhất trên thực tế. Vậy theo quy định mới nhất của pháp luật thì hợp đồng BTO được định nghĩa như thế nào? Các nội dung chủ yếu của hợp đồng này gồm những gì?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527
Bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH Everest sẽ chia sẻ cho bạn vài nét về hợp đồng BTO

1- Hợp đồng BTO là gì?

BTO là tên viết tắt của từ tiếng Anh Build – Transfer – Operate nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành. Dự án BTO là hình thức đầu tư giữa các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình và các kết cấu hạ tầng. Theo đó khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm. Và cơ quan nhà nước sẽ để nhà đầu tư vận hành và khai thác dự án BTO này trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đã đầu tư và có lợi nhuận.

2- Nội dung của hợp đồng BTO

Nội dung của hợp đồng BTO bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đạt được các lợi ích đã định trước. Do sự khác biệt của chủ thể hợp đồng nên các lợi ích này rất khác nhau. Các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vì mục đích sinh lợi, vì vậy, họ sẽ phải tính toán các yếu tố có liên quan nhằm đạt được lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan (như quyền được thực hiện một dự án đầu tư khác có khả năng sinh lợi). Còn Nhà nước, khi ký hợp đồng chủ yếu là nhằm các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội (mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính công ích, vì sự phát triển chung của toàn xã hội). Trong quá trình đàm phán hợp đồng BTO, cần tính đến và dung hòa được lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước.

Hợp đồng dự án có các nội dung chủ yếu sau:
Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng dự án;
Mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án BT);
Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện;
Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn chất lượng;
Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình;
Các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường;
Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành;
Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp dự án và thời điểm chuyển giao công trình;
Quyền và nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro;
Những quy định về giá, phí và các khoản thu (bao gồm phương pháp xác định giá, phí, các điều kiện điều chỉnh mức giá, phí).
Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;
Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công tình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;
Trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;
Các điều kiện và thể thức điều chỉnh hợp đồng dự án;
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn;
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng dự án;
Xử lý các vi phạm hợp đồng;
Bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
Các quy định về hỗ trợ, cam kết của các cơ quan nhà nước;
Hiệu lực của hợp đồng dự án.

Ngoài ra, hợp đồng dự án có thể quy định một số vấn đề khác như áp dụng pháp luật nước ngoài, mối quan hệ giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án…

3- Vai trò, ý nghĩa của đầu tư theo Hợp đồng BTO đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước.
Chính vì vậy, việc thu hút nguồn vốn đầu tư theo hình thức Hợp đồng BTO nói riêng và các Hợp đồng đầu tư khác nói chung đối với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn đầu tư theo hình thức này càng trở lên ý nghĩa hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nguồn ngân sách còn hạn hẹp, trình độ khoa học kém, cở sở hạ tầng chưa đồng bộ. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách sẽ giúp các quốc gia phát triển nền kinh tế một cách đồng bộ và hiệu quả cao.

Như chúng ta đã biết, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản đang là một trong ba “nút thắt cổ chai” lớn nhất của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại, thời gian thu hồi vốn kéo dài, cơ cấu dự án phức tạp, trong khi đó Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa biên khác không đủ vốn để có thể giúp đỡ tất cả các nước. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu kêu gọi vốn vào Việt Nam là vô cùng cấp bách.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

0 bình luận, đánh giá về Vài nét về hợp đồng BTO

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.12141 sec| 805.461 kb