Vấn đề xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính
Vấn đề xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính là hết sức quan trọng, nhằm bảo đảm cho việc Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ đạt hiệu quả.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Xác định tư cách đương sự - người khởi kiện
Theo quy định tại Điều 53 Luật Tố tụng hành chính, những người tham gia tố tụng hành chính bao gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Như vậy, đương sự là đối tượng được quy định thuộc nhóm những người tham gia tố tụng. Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật TTHC, đương sự trong vụ án hành chính bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người khởi kiện trong vụ án liên quan đến Xử lý vi phạm hành chính là cá nhân, cư quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm trực tiếp bởi Quyết định hành chính được ban hành hoặc Hành vi hành chính được thực hiện trong quá trình xử lý hành vi được cho là vi phạm hành chính của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, người khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính gồm: cá nhân (có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch), cơ quan, tổ chức (bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật) bị xử phạt, Xử lý vi phạm hành chính hoặc tuy không trực tiếp bị xử phạt, xử lý nhưng việc xử phạt, xử lý đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ.
Bên cạnh đó, người bị khởi kiện phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính
Năng lực hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong Tố tụng hành chính là khả năng tự thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính hoặc ủy quyền cho người khác tham gia Tố tụng hành chính. Năng lực hành vi Tố tụng hành chính của cá nhân sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong Tố tụng hành chính hoặc có thể ủy quyền cho bất cứ người nào không thuộc các trường hợp pháp luật loại trừ (theo khoản 6, khoản 7 Điều 60) đại diện cho mình tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 54 (năng lực pháp luật Tố tụng hành chính và năng lực hành vi Tố tụng hành chính của đương sự) và Điều 60 (người đại (1) của Luật Tố tụng hành chính
Cần phân biệt người có quyền khởi kiện với người khởi kiện và người thực hiện việc khởi kiện. Người có quyền khởi kiện là người bị tác động xâm phạm bởi Quyết định hành chính, Hành vi hành chính của các chủ thể quản lý nhà nước. Người khởi kiện là người trực tiếp tham gia tố tụng trong vụ án hành chính với tư cách đối lập với người bị kiện. Người có quyền khởi kiện chỉ trở thành người khởi kiện khi họ tiến hành làm đơn khởi kiện vụ án hành chính trên thực tế. Riêng về người khởi kiện, trong một số trường hợp có thể họ không phải là người có quyền khởi kiện; đó là những trường hợp họ là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khởi kiện trong vụ án hành chính
Như vậy, để yêu của Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hành trước sự xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thì điều kiện tiên quyết là Luật sư phải chứng minh khách hàng có đủ tư cách chủ thể khởi kiện.
Xác định tư cách đương sự - người bị kiện
Căn cứ theoquy định về thẩm quyền và quyết định xử phạt hoặc xử lý vi phạm hành chính, người bị kiện trong vụ án liên quan đến xử lý vi phạm hành chính là các chức danh có thẩm quyền sử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ: Căn cứ vào Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt hành chính là của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, do đó, người bị kiện trong trường hợp này phải là Chủ tịch ủy ban nhân dân.
Một vấn đề khác trong việc xác định người bị kiện trong trường hợp người ban hành quyết định xử phạt là người được giao quyền. Theo quy định tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thắng quyền xử phạt vi phạm hành chính, việc giao quyền này phải bằng văn bản quy định rõ phạm vi nội dung, thời hạn giao quyền. Như vậy, trong trường hợp này, người có thẩm quyền ban hành quyết định là người giao quyền chủ không phải là người được giao quyền và người bị kiện trong vụ án hành chính phải là người đã giao quyền cho cấp dưới ban hành quyết định đó.
Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận H có văn bản giao quyền cho Phó Chủ tịch ký các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Ngày... Phó Chủ tịch Uye ban nhân dân quận H ban hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng đối với chủ hộ của căn nhà số 101, đường A, quận 1. Như vậy, mặc dù Phó Chủ tịch được giao quyền ký quyết định, nhưng khi xác định người bị kiện trong vụ án hành chính này phải là người mà Luật quy định có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, đó là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận H.
Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Trong các vụ kiện liên quan đến Quyết định hành chính, Hành vi hành chính trong xử lý vi phạm hành chính thường hay có đương sự này. Để xác định có hay không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần đánh giá việc Tòa án phán quyết về đối tượng khiếu kiện có ảnh hưởng gì đến quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nào khác ngoài người khởi kiện, người bị kiện không.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm