Xác định vấn đề cần trao đổi của Luật sư

10/04/2021
Everest Law Firm

 

Để việc trao đổi với thân chủ đạt kết quả, luật sự phải dự kiến trước nội dung cần trao đổi. Tùy theo thời điểm trao đổi mà luật sư cần xác định những vấn đề trao đổi khác nhau.

 

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527

 

Trao đổi trong giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và điều tra vụ án

Nội dung luật sư trao đổi với người bị buộc tội trong giai đoạn này thường tập trung vào những vấn đề sau: - Nếu thấy có căn cứ đề có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn cho thân chủ của mình hoặc có căn cứ để hủy bỏ biện pháp ngăn chặn mà CQĐT đang áp dụng thì luật sư cần trao đổi với khách hàng những căn cứ có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn để họ hoặc gia đình có thể cung cấp cho luật sư những thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc đề xuất với CQĐT.

- Trao đổi với người bị buộc tội về các chứng cứ chứng minh họ không phạm tội hoặc phạm tội nhẹ hơn tội đang bị khởi tố, trao đổi về các tình tiết giảm nhẹ cũng như các tình tiết khác trong vụ án. - Trao đổi về những nội dung đã khai tại buổi hỏi cung chưa rõ, cần thống nhất cách khai báo trong lần hỏi cung tiếp theo.

- Trao đổi với người bị buộc tội về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nếu khách hàng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật. - Trao đổi về những vi phạm tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (nếu có).

- Khi thấy có căn cứ để đình chỉ điều tra đối với bị can, luật sư cần có trao đổi với họ về các căn cứ và thủ tục cần thiết để cơ quan quyền ra quyết định đình chỉ theo quy định của pháp luật. Đối với bị hại, trong giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, luật sự cần trao đổi về các tình tiết sự việc mà bị hại biết, thiệt hại thực tế xảy đối với bị hại. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính chính xác của kết luận giám định, luật sư cần tiến hành những công việc cần thiết để bảo vệ và thẩm định

Ví dụ 2: Kết luận giám định của Hội đồng giám định tỉnh Y xóc ve inl id định tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại chưa chính xác theo Bảng đã chiếu tỷ lệ % theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 20/4/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thế sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thân. Luật sư cần trao đổi với khách hàng yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giám định lại hoặc giám định bổ sung theo quy định của BLTTHS nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất quyền, lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình cho khách hàng. Khi luật sư trao đổi với khách hàng là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án, cần trao đổi với khách hàng về những chứng cứ và yêu cầu liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Trao đổi trong giai đoạn truy tố Đây là giai đoạn mà luật sư đã có thể nghiên cứu hồ sơ, nắm được đầy đủ hơn các tình tiết của vụ án. Nội dung cần trao đổi với người bị buộc tội ở giai đoạn này tập trung vào một số vấn đề sau:

- Nếu phát hiện có dấu hiệu việc khởi tố oan, sai, hoặc có nhiều hoạt động tố tụng không đúng thì luật sư trao đổi với khách hàng về việc làm đơn kiến nghị gửi VKS đề nghị tiến hành điều tra làm rõ hoặc VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung hoặc kiến nghị VKS đình chỉ vụ án.

- Nếu thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với khách hàng là không cần thiết, luật sư cần trao đổi với khách hàng làm đơn gửi VKS xin được thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đôi với khách hàng của mình.

- Trao đổi với người bị buộc tội những điểm cần làm rõ, những còn mẫu thuẫn trong kết luận điều tra để đưa ra những định hướng bao điểm chữa cho thân chủ. "Hướng dẫn khách cách trình bày, cung cấp lời kha... khi KSV thực hiện việc phúc cung, cách trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong Biên bản giao nhận khi nhận Cáo trạng. Đối với bị hại hoặc các đương sự khác, nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy vụ án còn có những người khác cùng tham gia thực hiện hành vi nhạm tội chưa bị khởi tố, điều tra, luật sư trao đổi với khách hàng về việc yêu cầu VKS xem xét để có biện pháp xử lý. Trường hợp xét thấy có biểu hiện bỏ lọt tội phạm hoặc xử lý về tội danh chưa chính xác, luật sư cũng trao đổi với khách hàng về việc kiến nghị VKS xem xét thay đổi tội danh cho phù hợp. Trong trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chăn tạm giam để bị can không thể cản trở việc điều tra, truy tố hoặc bị can không thể đe dọa hoặc tiếp tục gây nguy hại cho người mà mình bảo vê, đặc biệt đối với những vụ án về bạo lực gia đình, luật sư cần trao đối với khách hàng về việc làm đơn đề nghị VKS cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn này với người có hành vi phạm tội.

Trao đổi trong giai đoạn xét xử Khi đổi với khách hàng là bị cáo ở giai đoạn xét xử, luật sư cần tập trung vào những vấn đề liên quan tới việc tham gia phiên tòa sơ thẩm và bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa sơ thẩm.

Cụ thể là:

- Thống nhất định hướng bào chữa, bảo vệ; phổ biến, hướng dẫn cho thân chủ về nội quy phiên tòa, thủ tục tố tụng tại phiên tòa; tư vấn để thân chủ ổn định về tâm lý trước phiên tòa.

- Trao đổi với thân chủ về kế hoạch hỏi, cách trả lời câu hỏi, cách đưa ra chứng cứ và yêu cầu, thái độ và cách xưng hô tại phiên tòa... Trong trường hợp đến giai đoạn xét xử, luật sư mới tham gia bào chữa thì cần trao đổi thêm với thân chủ về những điểm còn mẫu thuẫn, những điểm còn chưa rõ giữa lời khai của thân chủ với những lời khai của người tham gia tố tụng khác, trao đổi để tìm ra những điểm vi phạm tổ tụng của người tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố (nếu có) để kịp thời có kiến nghị, đề xuất phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.

0 bình luận, đánh giá về Xác định vấn đề cần trao đổi của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.11678 sec| 809.445 kb