Chức năng xã hội của luật sư

06/03/2021

 

Chức năng xã hội của luật sư là các phương diện hoạt động chủ yếu của luật sư trong các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí, vai trò của luật sư trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội công dân, với các cá nhân, cơ quan, tổ chức, với các hoạt động kinh tế - xã hội, với pháp luật và công lý

 

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Quy định của pháp luật về chức năng xã hội của luật sư

 

 

Chức năng xã hội của luật sư là các phương diện hoạt động chủ yếu của luật sư trong các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí, vai trò của luật sư trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội công dân, với các cá nhân, cơ quan, tổ chức, với các hoạt động kinh tế - xã hội, với pháp luật và công lý. Điều 3 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012 quy định: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.(xem thêm: dịch vụ ly hôn)

 

 

Chức năng xã hội của luật sư

 

 

Quy định của Luật đã xác định chức năng xã hội có tính chất khái quát, bao trùm của luật sư, đến các phương diện hoạt động cụ thể của luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý. Công lý theo các tiêu chuẩn chung nhất được hiểu là việc thực thi pháp luật đảm bảo các tiêu chuẩn công bằng, phán quyết đúng đắn theo pháp luật và đảm bảo công bằng xã hội. Việc bảo cô lý thuộc trách nhiệm chính của các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư thông qua tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, thông qua việc bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, luật sư góp phần bảo vệ công lý(đọc thêm: luật sư tư vấn ly hôn). Việc bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức là các phương diện hoạt động chủ yếu của luật sư. Trên bình diện vĩ mô, các hoạt động luật sư góp phần tạo lập môi trường pháp lý, môi trường đầu tư - kinh doanh, môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư thể hiện sự phù hợp với đặc thù của hoạt động luật sư, làm rõ chức năng xã hội của luật sư, nâng cao vai trò, vị thế của luật sư, đặc biệt trong bối cảnh cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế.

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Chức năng xã hội của luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.12559 sec| 792.273 kb