Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

"Nếu cho rằng, bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".

- Abraham Lincoln, tổng thống thứ 34 của Mỹ

Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Quan hệ hôn nhân gia đình là mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau. Do đó các bên có thể chung sống với nhau hài hòa trên cơ sở tình thân, tình yêu, ý thức trách nhiệm. Tuy nhiên, trong một xã hội hiện đại và ở từng thời kỳ xây dựng và phát triển mỗi gia đình luôn tồn tại những yếu tố mâu thuẫn rất dễ xảy ra xung đột. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo đúng các quy định pháp luật trong mỗi quan hệ hôn nhân và gia đình, Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình bao gồm: [1] Thực hiện tư vấn pháp luật, [2] Tham gia tố tụng tại tòa án, [3] Thực hiện thủ tục hành chính.

Công ty Luật TNHH Everest đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng, uy tín, chi phí hợp lý, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng.

Liên hệ

DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật
Luật sư tư vấp pháp luật cho khách hàng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: kết hôn; hợp đồng hôn nhân; thỏa thuận phân chia tài sản; ly hôn; tranh chấp tài sản chung, con chung;...
Tham gia tố tụng
Tham gia tố tụng
Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là nguyên đơn/ bị đơn/ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hôn nhân và gia đình.
Các thủ tục hành chính
Các thủ tục hành chính
Luật sư tư vấn, giúp khách hàng giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình như: thủ tục nhận con nuôi; thủ tục nhận cha, mẹ, con; thủ tục khai sinh cho con...

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN ĐẾN SỰ HỖ TRỢ CỦA LUẬT SƯ

[1] Giải quyết ly hôn: gồm thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của một bên, ly hôn trong trường hợp vợ/chồng mất tích, ly hôn có yếu tố nước ngoài… Luật sư có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như: trình tự, thủ tục ly hôn, đưa ra ý kiến, soạn thảo đơn khởi kiện ly hôn đơn phương, hoàn thành hồ sơ khởi kiện, mọi vướng mắc về quy định của pháp luật…

[2] Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: Tham gia với tư cách là người đại điện theo ủy quyền trong các phiên hòa giải liên quan đến các tranh chấp về tài sản; tham gia với tư cách là luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý đối với việc giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung, các nguyên tắc khi chia tài sản.

[3] Giải quyết tranh chấp về việc nuôi con: tư vấn các quy định của pháp luật về nuôi con khi ly hôn(việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con), tham gia tố tụng để giải quyết các tranh chấp về nuôi con sau ly hôn (hỗ trợ thu thập bằng chứng chứng minh việc nuôi dạy con, đưa ra các căn cứ, lập luận để khách hàng đạt được quyền lợi tốt nhất…).

[4] Giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng: tham gia với tư cách là luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý đối với việc giải quyết các tranh chấp về việc cấp dưỡng, đưa ra giải pháp để khách hàng có được quyền lợi như yêu cầu.

[5] Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: hỗ trợ khách hàng thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

[6] Giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xin xác định con cho cha, mẹ: tư vấn các trình tự, thủ tục theo yêu cầu của pháp luật.

[7] Giải quyết tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký hết hôn: cung cấp dịch vụ tư vấn (các quy định của pháp luật mới nhất, trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp), đại diện cho khách hàng để tham gia tố tụng tại tòa để bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng.

[8] Giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp: tư vấn mọi vấn đề pháp lý về căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật, việc thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu theo quy định, việc xử lý yêu cầu hủy kết hôn của tòa án, hậu quả pháp lý về việc hủy kết hôn trái pháp luật.

[9] Giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: tư vấn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo đơn yêu cầu, tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con), đại điện theo ủy quyền của khách hàng để tham gia tố tụng.

[10] Thiết lập Hợp đồng hôn nhân: Luật sư hỗ trợ khách hàng - những người có quan hệ vợ chồng hoặc chung sống như vợ chồng - thiết lập, thực hiện các thỏa thuận về tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi chấm dứt hôn nhân. 

Xem thêm tại:

Ngành luật Hôn nhân là Gia đình

- Dịch vụ ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest

- Dịch vụ hợp đồng hôn nhân tại Công ty Luật TNHH Everest


DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH QUAN TRỌNG THẾ NÀO

Quan hệ hôn nhân gia đình là mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau. Đây là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Các bên có thể chung sống với nhau hài hòa trên cơ sở tình thân, tình yêu, ý thức trách nhiệm. Tuy nhiên, trong một xã hội hiện đại và ở từng thời kỳ xây dựng và phát triển mỗi gia đình luôn tồn tại những yếu tố mâu thuẫn rất dễ xảy ra xung đột.

Các tranh chấp thường xảy ra trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình: ly hôn, chia tài sản chung của vợ chồng, nuôi con, cấp dưỡng khi ly hôn, xác định cha, mẹ cho con hoặc xin xác định con cho cha, mẹ… Các tranh chấp này không chỉ dừng ở mức độ tự giải quyết với nhau mà nó là các vấn đề pháp lý được pháp luật quy định và phải giải quyết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình: kết hôn trái pháp luật, trình tự, thủ tục để giải quyết ly hôn, nguyên tắc khi chia tài sản chung của vợ chồng, việc nuôi con, chia tài sản của nam, nữ, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký hết hôn… không phải ai cũng hiểu rõ được. Nhưng thực tế xảy ra buộc hai các bên phải có các kiến thức đó mà nếu không biết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Xem thêm tại:

Vi phạm chế độ một vợ, một chồng: Từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự

Kết hôn khi chưa đủ tuổi, pháp luật quy định thế nào?

‘Hợp đồng hôn nhân’, nên có hay không?


HỎI ĐÁP VỀ DỊCH VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

01. Tổ chức đám cưới và sống chung nhiều năm nhưng không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?


Theo Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đăng ký kết hôn được quy định như sau:

"Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn".

Việc nam, nữ tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn là vi phạm quy định về đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình, việc kết hôn trong trường hợp này không có giá trị pháp lý.

02. Thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?


Theo Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

"1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại mục 2 dưới đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d mục 2 nêu trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật".

Nếu bị cha mẹ cưỡng ép kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, người bị cưỡng ép có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Hội liên hiệp phụ nữ ở địa phương yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

03. Trong thời gian người chồng đi làm ăn xa nhà, người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh không?


Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, do vậy, theo Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

Vì vậy, trong thời gian người chồng đi làm ăn xa nhà, người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh, nếu người chồng đã có văn bản ủy quyền cho người vợ thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung này.

04. Trường hợp nào trẻ em được nhận làm con nuôi?


Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:

- Trẻ em dưới 16 tuổi

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy, người được nhận làm con nuôi bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

05. Tiền trúng vé số là tài sản chung hay tài sản riêng?


Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng gồm:

"1. Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;

2. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng (trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác) gồm:

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân gồm:

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng).

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

3. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì tiền trúng thưởng xổ số trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

06. Mua đất trước nhưng cưới xong mới được cấp sổ đỏ là tài sản chung hay riêng?


Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

Xét thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn đang độc thân nên đây được xác định là tài sản riêng của bạn có trước khi đăng ký kết hôn. Để chứng minh là đất đó là tài sản riêng trước khi kết hôn, bạn cần trình Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã giao dichj, Giấy biên nhận tiền thời điểm nhận chuyển nhượng nếu thanh toàn bằng tiền mặt, sao kê ngân hàng nếu thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

07. Vợ bị tâm thần, chồng có được bán tài sản chung không?


Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

"Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người giám hộ như sau:

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Theo đó, người chồng là người giám hộ hợp pháp của vợ theo quy định của pháp luật, do đó chồng được đại diện cho vợ bạn để tham gia các giao dịch bao gồm việc bán tài sản chung vợ chồng nhằm mục đích chăm sóc, chữa bệnh, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người vợ.

08. Ly hôn giả tạo nhằm mục đích trốn nợ thì giải quyết như thế nào?


Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Theo đó, ly hôn giả tạo là hành vi lợi dụng ly hôn nhằm mục đích:

- Trốn tránh nghĩa vụ tài sản (Ví dụ: vợ chồng ly hôn giả tạo nhằm giao hết tài sản cho một bên và trốn tránh trách nhiệm trả nợ);

- Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số  (Ví dụ: vợ chồng ly hôn giả tạo để sinh con thứ 3, 4, 5,…);

- Để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Như vậy, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân hoặc lừa dối ly hôn.

09. Hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn có được không?


Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Bên cạnh đó tại Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

"1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình."

Như vậy, nếu trường hợp người trực tiếp nuôi con có căn cứ cho rằng người không trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.


Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest.

QUY TRÌNH DỊCH VỤ

Bước
1
TIẾP NHẬN THÔNG TIN BAN ĐẦU:
Đề nghị với người yêu cầu dịch vụ cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu để có thông tin ban đầu về vấn đề: nội dung, diễn biến, vướng mắc, mong muốn của họ.
Bước
2
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU KHÁCH HÀNG:
Trao đổi với người yêu cầu dịch vụ để xác định mong muốn (thực), thực trạng, thông tin liên quan, nhận thức, năng lực tài chính, mối quan hệ giữa khả năng thực hiện với mong muốn của họ.
Bước
3
HƯỚNG DẪN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
Đưa ra hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật đất đai, phương án giải quyết sơ bộ (nếu có thể) hoặc tư vấn cho người yêu cầu dịch vụ giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ:
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
ĐỀ XUẤT NỘI DUNG KHÁC:
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề.
Bước
6
THU THẬP, BỔ SUNG THÔNG TIN:
Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật, xác định người làm chứng, người liên quan... bằng phương thức: (a) làm việc với khách hàng, (b) làm việc với tổ chức, cá nhân, (c) xác minh thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Bước
7
CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:
Cung cấp dịch vụ pháp lý: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư, Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật có liên quan.
Bước
8
THÔNG BÁO, ĐIỀU CHỈNH:
Tổng hợp, thông báo các công việc đã thực hiện với khách hàng đúng thời hạn được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; xác định vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Bước
9
THANH LÝ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ:
Các bên xác nhận những nội dung của hợp đồng đã hoàn thành, những nội dung chưa hoàn thành (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Là sự lựa chọn số 1

Đồng hành cùng Everest, bạn sẽ luôn thấy an tâm 

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ:
  • Cá nhân cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến: kết hôn, quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình;
  • Cá nhân cần hỗ trợ chấm dứt hôn nhân trong trường hợp ly hôn (đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn), chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết;
  • Các cá nhân phát sinh quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng;
  • Cá nhân phát sịnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ:
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

KHÁCH HÀNG CHỌN CHÚNG TÔI:

Bảo vệ khách hàng tốt nhất:
Bảo vệ khách hàng tốt nhất:
Luật sư tận tâm với công việc, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Hệ thống đối tác:
Hệ thống đối tác:
Các đối tác là các chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực: tài chính, bất động sản, tâm lý... chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.
Mạng lưới và Công nghệ:
Mạng lưới và Công nghệ:
Mạng lưới chi nhánh, đại lý tại tại nhiều tỉnh, thành phố, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin, chúng tôi hỗ trợ khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ, mọi lúc, mọi nơi.
Bảo mật thông tin:
Bảo mật thông tin:
Luật sư nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho mình theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với khách hàng.
Minh bạch chi phí:
Minh bạch chi phí:
Luật sư giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng.
Đội ngũ chuyên nghiệp:
Đội ngũ chuyên nghiệp:
Các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và am hiểu các lĩnh vực khác, có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề phức tạp.

Chị Quyền Linh (Yên Bái)
Chị Quyền Linh (Yên Bái)
Trước chị muốn ly hôn mà đắn đo, sợ chồng chị, không biết làm như thế nào cho hợp lý, cảm ơn em đã tư vấn cho chị, nhờ vậy chị yên tâm hơn, có can đảm để yêu cầu Tòa giải quyết và giành được quyền nuôi bé
Chị Hà (Hà Nội)
Chị Hà (Hà Nội)
Cảm ơn luật sư, nhờ có luật sư tư vấn mà vụ việc ly hôn của tôi được xử lý nhanh chóng, mọi quyền lợi của tôi đều được đảm bảo.
Chị Trinh (Tiền Giang)
Chị Trinh (Tiền Giang)
Giành quyền nuôi con là mong muốn duy nhất của tôi, cũng may có luật sư tận tâm tìm chứng cứ, tìm bằng chứng để tôi có thể thắng kiện giành quyền nuôi con
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37375 sec| 1207.633 kb