Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn theo luật định

05/10/2024
Nguyễn Phú An
Đường lối giải quyết ly hôn theo luật định chia thành hai loại: ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Với ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều đồng ý chấm dứt hôn nhân, tòa án sẽ xem xét điều kiện về con cái và tài sản. Đối với ly hôn đơn phương, tòa án sẽ giải quyết khi một bên yêu cầu ly hôn do mâu thuẫn, bạo lực, hoặc vi phạm nghĩa vụ. Quá trình hòa giải vẫn được tổ chức, nhưng nếu không thành, tòa án ra phán quyết dựa trên chứng cứ. Quyền lợi của vợ, chồng, và con được ưu tiên đảm bảo.

1- Trường hợp thuận tình ly hôn

Đây là trường hợp cả hai vợ chồng đều tự nguyện xin ly hôn. Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, việc chấm dứt hôn nhân bằng thuận tình ly hôn phải được tiến hành ở Tòa án nhân dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của cả hai bên vợ chồng.

Giải quyết ly hôn trong trường hợp hai vợ chồng có yêu cầu thuận tình ly hôn, chúng ta cần lưu ý: Nếu như khi kết hôn, sự tự nguyện của hai bên nam nữ là cơ sở quyết định bản chất của sự việc, tức là xác lập quan hệ vợ chồng thì khi thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng không phải là căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân. Khi ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng yêu cầu chấm dứt hôn nhân là cơ sở để Tòa án xét xử.

Nhưng như vậy chưa đủ, vì vai trò của Tòa án là thay mặt Nhà nước làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai vợ chồng đã thật sự phải chấm dứt chưa. Do vậy, dù vợ chồng thuận tình ly hôn, việc xét xử vẫn phải theo đúng bản chất của sự việc, tức là vẫn phải dựa trên bản chất của hôn nhân đã tan vỡ. Có như vậy mới bảo đảm được lợi ích của vợ chồng, con cái và lợi ích của xã hội.

Ngay từ khi ban hành Thông tư số 690/DS ngày 29/4/1960 của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn việc xử lý các việc ly hôn và các vấn đề liên quan: “Khi Tòa án xử lý, phải xem xét thận trọng cơ sở tình cảm giữa hai bên vợ chồng còn hay hết và phải thẩm tra tính chất tự nguyện xin ly hôn của cả hai bên để bảo đảm quyền tự do ly hôn chấn chính của các đương sự. Nếu xét đúng là cả hai bền không còn yêu nhau nữa và đều có sự tự nguyện thực sự, vấn đề con cái, tài sản được giải quyết thỏa đáng thì Tòa án sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn của họ. Nhưng nếu xét một bên vì bị lừa phỉnh, vì nông nổi, sĩ diện, tự ái mà xin thuận tình ly hôn một cách miễn cưỡng thì Tòa án không nên công nhận. Tòa án cần hòa giải để giải quyết mâu thuẫn và giáo dục hai bên trở về đoàn tụ. Trong trường hợp xét thấy người chồng dùng thủ đoạn lừa phỉnh vợ thì nên giáo dục, phê bình một cách thích đáng để cải thiện quan hệ vợ chồng được tốt hơn’.

Đối với những trường hợp vợ chồng xin thuận tình ly hôn nhưng thực tế quan hệ vợ chồng chưa phải là đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì Tòa án không được ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, vì trái với nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình.

Bảo đảm “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của cả hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội.

Như vậy, muốn biết hai vợ chồng có thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn hay không thì phải xem xét mâu thuẫn giữa vợ chồng đã trầm trọng chưa? Mục đích của hôn nhân có đạt được hay không? hai bên đương sự có được tự do bày tỏ ý chí của mình hay không? hai yếu tố này tạo nên căn cứ đầy đủ để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Muốn vậy, cán bộ xét xử phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc, liên hệ mật thiết với cơ sở, quần chúng mới đánh giá được chính xác ý chí tự nguyện thật sự của vợ chồng, đồng thời biết được những trường hợp thuận tình ly hôn do bị lừa dối, cưỡng ép ký đơn. Phải nhận thức rằng việc ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn không phải là việc làm thụ động của Tòa án và ý chí của đương sự không phải là điều kiện quyết định để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của họ.

Cũng theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.

Tại Mục 9 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP đã chỉ rõ: 

“a- Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay để 1 ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên Tòa Khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn; (ii) Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; (iii) Sự thoả thuận của hai bền về tài sản và con trong trường hợp cụ thế này là bảo đảm quyền lợi chính đảng của vợ và con. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngày, các bên không có quyền kháng cáo, Viện KIểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

b- Trong trường hợp hòa giải tại Tòa án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu tại điểm a mục này thì Tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành, về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đương thời tiến hành mở phiên Tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

Lưu ý: trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số trường hợp xin thuận tình ly hôn giả tạo, lừa dối cơ quan pháp luật, nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Họ tự nghĩ ra những mâu thuẫn và lí do ly hôn nhìn bề ngoài có vẻ chính đáng nhưng thực tế họ lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và giữa họ không hề có mâu thuẫn. Nếu không điều tra kĩ, dễ dẫn đến trường hợp Tòa án có thể kết luận là đã có đủ căn cứ để công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy, chúng ta đã “mắc lừa” họ và họ sẽ đạt được mục đích riêng như thuận tình ly hôn giả nhằm chuyển hộ khẩu; phụ cấp người ăn theo; lấy vợ lẽ hoặc tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản  của vợ chồng đối với người khác...

Trong những trường hợp này, Tòa án cần xử bác đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn của đương sự, đồng thời nghiêm khắc phê phán, giáo dục đương sự với những hành vi sai trái đó.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

2- Trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu

- Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời song chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại Khoản  2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vì bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tỉnh thần của người kia”.

Về nguyên tắc, Tòa án chỉ xét xử cho ly hôn nếu xét thấy quan hệ vợ chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thế kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, giải quyết ly hôn trong cả hai trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc do một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn đều giống nhau về bản chất. Bản án và quyết định ly hôn của Tòa án đều là việc Tòa án xác nhận một cuộc hôn nhân đã “chết”, không thể tồn tại được nữa. Trong trường hợp một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn thì chỉ có một bên vợ, chồng tự nguyện và nhận thức được quan hệ hôn nhân đã tan vỡ, còn bên kia - người chồng, vợ không muốn ly hôn vì không nhận thức được mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng hoặc có thể nhận thức được nhưng lại xin đoàn tụ vì động cơ nào đó (như muốn gây khó khăn cho bên kia, coi đó là áp lực, là điều kiện trong quá trình ly hôn).

Về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng, trước đây, Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP hướng dẫn tại mục 10 như sau:

“a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (này là điểm g Khoản  1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngày và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

b. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên Tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

Đối với trường hợp người vợ, chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn, tại Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:

“b. Theo quy định tại Khoản  2 Điều 89 thì: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn ” (nay là Khoản  2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Thực tiễn cho thấy có thế xảy ra hai trường hợp như sau:

b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu
Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Tòa án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Tòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, 1ợ1 ích liên quan. Sau khi bản án của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Tòa án giải quyết cho ly hôn.

b.3. Khi Tòa án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích thì cân chú ý giải quyết việc quản lí tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật Dân sự” (nay là Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ngoài ra, cần lưu ý là trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn, sau khi điều tra, hòa giải, Tòa án xét thấy một bên vợ, chồng không tự nguyện ly hôn (do bị cưỡng ép, bị lừa dối ly hôn, hoặc do sĩ diện, tự ái dẫn đến việc thuận tình ly hôn) thì Tòa án xử bác đơn thuận tình ly hôn, mà không giải quyết theo thủ tục một bên vợ, chồng có yêu cầu ly hôn.

Đối với những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lí, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình. 

Đối với trường hợp nam, nữ có đăng kí kết hôn nhưng việc đăng kí kết hôn lại được tiến hành ở cơ quan không đúng thẩm quyền (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) mà có yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ.

Đối với trường hợp khi giải quyết xử lí yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, cần lưu ý là tùy vào từng trường hợp cụ thể để Tòa án giải quyết hủy hay không hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc giải quyết cho ly hôn. Theo đó, đối với trường hợp nam, nữ khi kết hôn mà vi phạm điều kiện kết nhưng sau đó đã có đủ điều kiện kết hôn, nếu hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu Tòa án công nhận hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn theo luật định được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn và xử lý kết hôn trái pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn theo luật định

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.24078 sec| 872.305 kb