Hậu quả pháp lý của ly hôn về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
1- Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
Theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kế từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án cỏ hiệu ỉực phảp luật. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản ản, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đẵng kỉ kêt hôn đế ghi vào số hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tể chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác cỏ liên quan
Về nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thoả thuận hay không thoả thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn, gắn bó tương ứng giữa vợ chồng trong thời kì hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quỷ trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng; quyền đại diện cho nhau...) sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như các quyền về họ, tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp...).
Trong xã hội hiện nay, thực tế có một số trường hợp vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng lại “tái hợp” chung sống với nhau mà không đăng kí kết hôn theo thủ tục luật định. Họ chung sống với nhau được một thời gian, giữa họ lại có con chung, có tài sản chung và vì lí do nào đó, sau này họ lại có yêu cầu “chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn”. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, trường hợp này Tòa án không giải quyết việc ly hôn nữa. Trường hợp vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu kết hôn lại với nhau thì vẫn phải đăng kí kết hôn theo thủ tục luật định (khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Trước đây, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định về tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hồn sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Việc “kết hôn” không đăng kí (trước đây gọi là “hôn nhân thực tế”) kể từ ngày 01/01/2001 là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật) đã bị xóa bỏ. Hiện nay, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta chỉ còn thừa nhận trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn từ trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật) là vợ chồng (mặc dù không đăng ký kết hôn).
Một số trường hợp cần lưu ý:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP: Trương hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng kí kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lí, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa ản giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trải pháp luật mà cả hai bên kết hồn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cẩu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này Quyết định của Tòa án về công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Hậu quả pháp lý của ly hôn về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Hậu quả pháp lý của ly hôn về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm