Tin tức

Chức năng kép của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước
Đối với bất kì cơ quan nhà nước nào, khi nói tới chức năng là nói tới lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nó trong bộ máy nhà nước. Chức năng là “lí do” cho sự tồn tại của cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Chức năng của Chính quyền địa phương ở Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Chỉnh quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thỉ hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định”. Như vậy, chức năng của Chính quyền địa phương ở Việt Nam có hai nội dung: (1) chức năng quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, có thể gọi ngắn gọn là “Chức năng tự quản”‘, (2) chức năng thực thi pháp luật, chính sách, quyết định của cấp trung ương hoặc của cấp trên tại địa phương, có thể gọi ngắn gọn là “Chức năng chấp hành”. Cũng có thể gọi đây là chức năng kép của Chính quyền địa phương bởi hai nội dung của nó có xu hướng vận động trái chiều nhau. Trong khi nội dung thứ nhất vận động theo chiều “từ dưới lên” thì nội dung thứ hai vận động theo chiều “từ trên xuống”. Dưới đây phân tích sâu hơn hai nội dung này.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, cần phải tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước theo hướng phát triển bền vững, mở rộng dân chủ, tạo lập nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước pháp quyền.

Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do vậy, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện tiên quyết để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.