Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

23/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, cần phải tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước theo hướng phát triển bền vững, mở rộng dân chủ, tạo lập nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước pháp quyền.

1- Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Trong xã hội đưong đại, khi nhu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội, nhu cầu tôn trọng, đề cao, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân ngày càng tăng cao thì mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và bình đẳng, một xã hội “vì con người, cho con người, bảo vệ con người” trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Để xây dựng được xã hội đáp ứng các mục tiêu đó thì vai trò và trách nhiệm đầu tiên và nặng nề nhất phải thuộc về nhà nước - tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội và cũng là tổ chức có nhiều ưu thế nhất trong số các tổ chức của xã hội. Tuy nhiên, không phải nhà nước nào cũng đủ khả năng xây dựng được xã hội lý tưởng như trên mà sứ mệnh là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, xã hội vì con người, cho con người chỉ có thể thuộc về nhà nước pháp quyền, nhà nước phục vụ xã hội với những đặc trưng tiến bộ của nó. Do đó, nhà nước pháp quyền trở thành mẫu hình lý tưởng, thành ước mơ vươn tới của tất cả các nhà nước dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Theo xu thế chung của thời đại và xuất phát từ đòi hỏi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền là một nhu cầu tất yếu và “Sự đỏi hỏi cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không phải là ý muốn kì quặc của ai đó mà là mệnh lệnh khách quan của thời đại” Ý thức được điều này nên trong văn kiện của nhiều kỉ Đại hội Đảng toàn quốc, từ Đại hội VII đến Đại hội XII đều coi nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là điều kiện không thể thiếu để có nền dân chủ thực sự vì nhân dân.

Đồng thời, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn được cụ thể hóa trong văn kiện Đảng mỗi nhiệm kì trên cơ sở kết quả đã đạt được của nhiệm kì trước và bảo đảm sự phù họp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn. Chẳng hạn, Văn kiện Đại hội Đảng IX mới xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” thì Văn kiện Đại hội Đảng X xác định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Văn kiện Đại hội XI xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường” và Văn kiện Đại hội XII xác định “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Nội dung các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ quan điểm và phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở đất nước ta. Đó là: Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà không thể là nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa như ở một số nước khác. Thực tế, công cuộc xây dựng Nhà nước và xã hội xã hội chủ nghĩa đã được xác định và tiến hành ở miền Bắc từ năm 1960 và trên phạm vi cả nước từ năm 1976, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Ngay từ buổi đầu thành lập tới nay, Nhà nước ta đã mang một số yếu tố của nhà nước pháp quyền, song mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mới chỉ chính thức trở thành mục tiêu hiến định từ năm 2001 đến nay, sau khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Đó là xu thế khách quan, tất yếu, mang tính quy luật, là yếu tố bảo đảm sự đúng hướng của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền dân chủ chân chính của nhân dân, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và họp tác quốc tế ở nước ta. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay được tiến hành theo phương hướng: "Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thổng pháp luật, đẩy mạnh cải cảch hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ".

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã được thể chế hóa, ghi nhận trong Hiến pháp, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền được xúc tiến và ngày càng được đẩy mạnh. Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thiết kế ngày càng rõ ràng, cụ thể, được thể hiện trong Hiến pháp hiện hành với nội dung:

“1- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tẩt cả qưyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cẩp công nhân với giai cẩp nông dân và đội ngũ trí thức.

3- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ” (Điều 2 Hiến pháp năm 2013).

Nước ta xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện đất nước thoát khỏi chiến tranh chưa lâu, trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, của nền dân chủ... nhìn chung đều còn thấp, tổ chức và hoạt động của nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam... Những yếu tố đó có tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Mặc dù Nhà nước Việt Nam hiện nay mới chỉ là nhà nước của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, song có thể khẳng định, ở nước ta đã có đầy đủ các tiền đề cần thiết, những yếu tố nền móng định hình cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Sự quy định trong Hiến pháp tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Nhà nước pháp quyền Việt Nam từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn. Hệ thống pháp luật Việt Nam không ngừng được hoàn thiện theo hướng nhằm đáp ứng các yêu cầu của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội đã được xác lập và trở thành nguyên tắc hiến định. Hiểu biết pháp luật của nhân dân dần được nâng cao, lối sống theo pháp luật đang từng bước hình thành và ngày càng lan toả trong xã hội.

Nhà nước Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở chủ quyền của nhân dân, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. ở Nhà nước ta, cơ chế phân công, phối họp và kiếm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được xác lập và ngày càng trở nên rõ ràng, nhịp nhàng hơn. Nền dân chủ đã được thiết lập và ngày càng được mở rộng...

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp. Để xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng họp của toàn xã hội, đòi hỏi phải có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ cả về tư duy và hành động của Nhà nước, xã hội cũng như mỗi cá nhân. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, cần phải tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước theo hướng phát triển bền vững, mở rộng dân chủ, tạo lập nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Một số giải pháp cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền

[a] Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các tiêu chí của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Mặc dù thời gian qua, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật, song đối chiếu với những yêu cầu của pháp luật trong nhà nước pháp quyền thì vẫn còn một khoảng cách lớn. Vì thế, cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Mở rộng hơn nữa sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật, đảm bảo hệ thống pháp luật thực sự dân chủ, thể hiện đúng đắn và đầy đủ ý chí của nhân dân. Pháp luật phải thừa nhận rộng rãi hơn các quyền con người, quyền công dân. Hệ thống pháp luật chủ yếu được thể hiện trong các văn bản luật do Quốc hội ban hành, được xây dựng với kĩ thuật lập pháp cao, trong đó Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, hạn che tình trạng luật ban hành nhưng phải có văn bản hướng dẫn mới thực hiện được; tiếp tục giảm dần và đi tới xoá bỏ pháp lệnh. Pháp luật phải phù họp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như với thông lệ khu vực và thế giới.

[b] Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật

Hiện nay, trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại lối sống tùy tiện, theo bản năng; hiểu biết pháp luật của người dân nói chung còn khá thấp, vẫn còn hiện tượng nhiều người dân “mù luật”; tình hình vi phạm pháp luật trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Chính vì vậy, cần phải tích cực giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật, trình độ văn hoá pháp lý cho nhân dân; xây dựng, không ngừng củng cố và nhân rộng lối sống theo pháp luật trên toàn xã hội. Đây là giải pháp không thể thiếu, có tính cốt tử đối với việc bảo đảm thành công cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

[c] Đổi mới quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội theo hướng chuyển sang nhà nước phục vụ xã hội

Trong xu thế các nhà nước phát triển trên thế giới đều đang chuyển dần từ quản lý xã hội sang phục vụ xã hội thì Nhà nước Việt Nam cũng tất yếu phải chuyển đổi theo xu hướng đó. Mặc dù hoạt động của Nhà nước ta hiện nay còn nặng về tính quản lý, song tính phục vụ đã hình thành và mở rộng dần theo thời gian.

Tuy nhiên, để có thể hoàn thiện nhà nước theo hướng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà nước pháp quyền thì Nhà nước ta vẫn phải cố gắng không ngừng để ngày càng giảm bớt tính chất quản lý và tăng dần tính chất phục vụ trong hoạt động của mình. Việc Nhà nước đang cố gắng cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần và thái độ phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp, đấu tranh mạnh mẽ với các hiện tượng vi phạm pháp luật... chính là những biểu hiện cụ thể của sự chuyển đổi đó. 

[d] Đổi mới toàn diện và đồng bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Nhìn chung, từ khi công cuộc đổi mới bắt đầu đến nay, đặc biệt là khi công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền được tiến hành, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta nói chung, từng bộ phận cụ thể cấu thành nên nhà nước nói riêng liên tục được đổi mới và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.

Vì thế, trong thời gian tới, Nhà nước ta phải tiếp tục đổi mới tích cực hon để có thể thực hiện được những mục tiêu đã được đề ra trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Xác định rõ cơ chể phân công, phối hợp thực thỉ quyền lực nhà nước, nhẩt là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thong nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền".

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Chính phủ, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở từng khu vực. Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

[d] Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI trở lại đây, Đảng đã không ngừng đổi mới sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội cả trong nhận thức lẫn thực tiễn hoạt động. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, cần phải tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấ n cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn. 

0 bình luận, đánh giá về Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.95936 sec| 1003.078 kb