Đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền
1- Nhà nước pháp quyền là nhà nước tuân thủ pháp luật
Sự tôn trọng và thượng tôn pháp luật của mọi chủ thể như là một yêu cầu quan trọng, đặc điểm bậc nhất của nhà nước pháp quyền. Đặc điểm này có thể được diễn tả bằng một nhận định tương đương "không ai, bất kỳ chủ thể nào có thể đứng trên pháp luật". Sở dĩ pháp luật trở thành nền tảng, thước đo cho mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội (không loại trừ ai) vì pháp luật là các quy chuẩn vững chắc hơn tất cả các quy định xã hội khác, kể cả đạo đức hay tập tục xã hội... Việc xây dựng một xã hội tuân thủ pháp luật hoàn toàn khác với các xã hội đựa trên nền tảng của đạo đức của chế độ nhân trị. Các chuẩn mực của đạo đức thường không được rõ ràng, thường dựa vào gương sáng đạo đức của những nhà Vua hiền đức và tài giỏi. Vua cũng là con người, mà con người hiền đức nêu gương sáng thì không phải lúc nào, thời gian nào cũng có và xuất hiện. Trong lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, Vua Nghiêu, Vua Thuấn mới chỉ xuất hiện trong truyền thuyết từ xa xưa của huyền thoại Trung Hoa. Có thể thấy được, nhà nước pháp quyền:
[a] Nhà nước pháp quyền lấy pháp luật làm nền tảng
Nhà nước pháp quyền lấy pháp luật làm nền tảng là mong ước thực tế hơn, thiết thực và cần thiết hơn của nhân loại Pháp luật ở đây được hiểu là pháp luật đúng chuẩn theo nhiều ngữ nghĩa khác nhau như: công lý, công bằng, bình đẳng, bác ái... Cũng như nhà nước, sự ra đời của pháp luật để phục vụ con người. Thuở sơ khai của sự ra đời pháp luật, cũng như là nhà nước đều phải là đại diện cho cái đúng, cái đạo đức, cái chung mà mọi con người đều hướng đến.
[b] Nhà nước pháp quyền yêu cầu các chủ thể tuân thủ pháp luật
Bênh cạnh việc tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể, đó còn là những những người nắm trong tay quyền lực nhà nước. Tuân thủ pháp luật tức là tuân thủ cái đúng, cái công bằng, cái bác ái, mà mọi người đều phải chấp nhận.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Nhà nước pháp quyền là nhà nước tinh thần thượng tôn pháp luật
Trên thực tế, việc tuân thủ pháp luật thực định một cách nghiêm túc, cũng không thể hiện đủ các yêu cầu của nhà nước pháp quyền, vì luật pháp do con người làm ra, con người có khuyết tật, thì luật pháp của nó cũng có khuyết tật. Không phải cứ làm ra luật và áp dụng luật là có pháp quyền (The Rule of Law hay Etat de Droit), bởi hai lý do sau:
[a] Trường hợp chính đạo luật không phù hợp với pháp quyền
Pháp quyền/pháp trị là nói theo nghĩa của ý niệm "Rule of Law" của Anh - Mỹ, tức là cai trị theo quy định của luật pháp (không theo quy định của mỗi người), theo nghĩa của thuật ngữ "Supremecy of Law" là thượng tôn luật pháp (luật pháp là trên hết). Pháp quyền/pháp trị theo ý niệm "Etat de Droit" của Pháp, nhấn mạnh vào tư tưởng "nhà nước pháp quyền" nghĩa là chính quyền phải hành xử theo những tiêu chuẩn của luật pháp, không theo ý muốn của người cầm quyền hay đảng cầm quyền. Câu chữ thì khác nhau, vì ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, nhưng giữa chúng vẫn có sự giao thoa. Đó là nguyên tắc, tinh thần pháp luật đứng cao hơn cả các quy định của luật pháp.
[b] Xuất phát từ sự giải thích tùy tiện của nhà cầm quyền mỗi nước
Sự giải thích tùy tiện của nhà cầm quyền mỗi nước thường xuất phát từ ý niệm pháp quyền, do vậy cần nêu rõ những yếu tố đích thực của ý niệm này để thấy lợi ích của nó, cũng như vì sao lại không thể dễ dàng lạm dụng một ý niệm cao quý của pháp quyền đã được hun đúc từ hàng trăm năm nay. Sự không tuân thủ công lý của tinh thần pháp luật cũng như luật của tự nhiên trong một xã hội không pháp quyền đã được James Otis, Luật sư bang Massachusetts (Hoa Kỳ) thế kỷ XVIII cảnh báo như sau: "Luật tự nhiên không phải do con người tạo ra, mà con người cũng không có quyền sửa đổi luật đó.
Con người chỉ có thể tuân theo và thi hành luật đó hoặc chống lại và vi phạm luật. Nhưng không bao giờ hành động chống lại hoặc vi phạm như vậy lại không bị trừng phạt; ngay cả trong cuộc đời này, sự trừng phạt có thể dưới hình thức khiến cho con người trở nên sa đọa, hay cảm thấy mình, vì sự điên rồ và độc ác của mình, đã bị đào thải ra khỏi tập thể của những người tốt và đạo đức (và bị đẩy) xung hàng thú vật, hay từ cương vị là người bạn, và có lẽ là người cha của đất nước đã biến thành loài hung bạo như sư tử, hùm beo".
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Nhà nước pháp quyền là có quy trình tố tụng chuẩn
[a] Khái quát chung về quy trình tố tụng
Không phải cứ làm ra các đạo luật rồi áp dụng là có pháp quyền, vì khi các đạo luật không hợp hiến, hợp pháp, trái với luật tự nhiên (natural law) thì ngay chính luật pháp, tự nó đã không tạo ra tinh thần pháp quyền. Tinh thần đó có như ngày nay phải trải qua nhiều thế kỷ, từ những tư tưởng của Aristote của nền triết học cổ đại Hy Lạp cho tới ngày nay với bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc và các công ước về quyền con người kèm theo của Liên hợp quốc. Tất cả đều nhằm vào thể hiện các yếu tố: (1) Luật pháp là tối thượng đối với nhà cầm quyền cũng như với dân chúng; (2) Sự độc lập của ngành tư pháp trong sự phân quyền có sự đối lập giữa 3 nhánh (hành pháp, tư pháp, lập pháp); (3) Sự thi hành luật pháp phải minh bạch trong thủ tục; (4) Nhu cầu bảo vệ quyền con người được đề cao, luật pháp phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Yếu tố thứ nhất và thứ hai không cần phải bàn nhiều, vì đã có quá nhiều bài viết. Nhưng yếu tố thứ ba và thứ tư liên quan đặc biệt đến luật lệ về thủ tục (procedural laws) như thủ tục giam giữ trước khi ra tòa, với mục tiêu bảo vệ quyền con người trước hành vi quyền lực nhà nước (những điểm chưa trao đổi nhiều trên các sách, báo ở Việt Nam). Một quyết định của cơ quan công quyền, một hành vi của chính phủ, dù căn cứ vào một đạo luật cũng có thể không chính đáng, nếu chính đạo luật không chính đáng.
Khái niệm "due process of law" (phổ biến trong luật pháp ở các nền kinh tế thị trường) có thể được dịch là "quá trình hợp pháp" để nói lên một ý nghĩ rằng một đạo luật hay một quy tắc lập quy, hay một hành vi của cơ quan công quyền có chính đáng hay không, thì phải xét qua một quá trình gồm hai phần: một phần là tính hợp lý hay chính đáng về nội dung, và phần thứ hai là tính chính đáng của quyền lực nhà nước về mặt thủ tục. Ở hệ thống luật pháp Anh, Mỹ và các nền kinh tế thị trường khác, căn bản của ý niệm quá trình hợp pháp về thủ tục là mọi quyết định hay hành vi xâm phạm đến "quyền tự do" cần có một thủ tục thông báo rõ ràng, công khai, mới được coi là chính đáng, phù hợp với quá trình hợp pháp về thủ tục.
[b] Thực tiễn Việt Nam quy trình tố tụng
Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật. Nhưng theo nhận định của không ít người, có lúc, có nơi ở Việt Nam chưa tuân theo luật, nên tạo thành hai hệ thống luật pháp (dual legal system): một hệ thống pháp luật chính thức, gồm những văn bản và một hệ thống luật không chính thức hình thành bằng sự thực thi luật lệ trong thực tế (real laws) như cách nói của một số nhà nghiên cứu. Loại hệ thống luật không chính thức này không phải chỉ có ở Việt Nam, mà có ở nhiều nước châu Á khác, chỉ khác nhau ở mức độ phổ biến. Ở Việt Nam, có không ít người không tin tưởng hoàn toàn vào hệ thống chính thức. Khi có việc, vẫn tìm hiểu hệ thống luật lệ không chính thức để mong muốn sự trôi chảy, thành công trong giải quyết công việc. Hai hệ thống này nhiều khi đi song hành với nhau, phụ thuộc người thi hành và hoàn cảnh cụ thể của từng vụ việc.
Trên thực tế, bên cạnh việc không chấp hành đúng các quy định của pháp luật thành văn, là việc không chấp hành đúng tinh thần pháp luật và tính chính đáng theo nguyên tắc "due process" của nhà nước pháp quyền. Chính vì lẽ đó, nên khi có hiện tượng vi phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân xảy ra, các công chức liên quan lại viện dẫn rằng họ làm đúng luật và đúng quy trình, để trốn tránh trách nhiệm của mình.
Bởi vậy, trong quá trình xây dựng, rà soát các đạo luật hay trong hệ thống pháp luật, cùng các hành vi công quyền, cơ quan nh nước cần nghin cứu các chỉ tiêu tinh thần pháp luật và khái niệm "due process of law" cần tham khảo và áp dụng để có thể xử lý một cách nhất quán và hữu hiệu. Có như vậy thì mới xóa bỏ được sự tồn tại của hai hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm