Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

 

Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - hỗ trợ người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 

Luật sư bào chữa có trách nhiệm sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. 

Liên hệ

KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ:

Bị áp lực về tâm lý:
Người bị buộc tội và người thân thích của họ phải chịu áp lực tâm lý rất lớn, do đó họ có thể hành động tiêu cực hoặc có quyết định sai lầm.
Hiểu biết pháp luật hình sự:
Việc không hiểu rõ các quy định của pháp luật hình sự, người bị buộc tội và người thân thích của họ khó để thực hiện đúng, đủ các quyền, nghĩa vụ của mình.
Không tuân thủ pháp luật:
Khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tẩu tán tài sản của vụ án; bỏ trốn, trả thù người làm chứng... gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thu thập chứng cứ:
Thu thập chứng cứ theo đúng thủ tục, trình tự do pháp luật quy định mới có thể giúp người bị buộc tội giá trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp họ.
Ngộ nhận về luật sư:
Cho rằng luật sư sẽ giúp người bị buộc tội từ 'có tội' thành 'không phạm tội', hoặc luật sư sử dụng lợi thế và quan hệ cá nhân làm giúp người bị buộc tội 'chạy án'.
Khiếu nại, tố cáo:
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị là công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội chỉ trong trường hợp tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA:

Tư vấn pháp luật:
Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp người bị buộc tội và người thân thích của họ soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ trong vụ án hình sự.
Gặp, hỏi người bị buộc tội:
Gặp, hỏi người bị buộc tội; có mặt, hỏi khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ hoặc khi hỏi cung bị can; có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra.
Thu thập, đánh giá chứng cứ:
Thu thập, đưa ra, kiểm tra, đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan; đề nghị cơ quan tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.
Biên bản, quyết định tố tụng:
Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa, đảm bảo rằng các biên bản, quyết định này chính xác, đúng pháp luật.
Đề nghị trong tố tụng:
Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng; đề nghị triệu tập, thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng...; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Ghi chép, sao chụp tài liệu:
Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra, làm căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội
Khiếu nại trong tố tụng:
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, khi có căn cứ cho rằng, các cơ quan, người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật.
Hỏi, tranh luận tại phiên tòa:
Trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu, lập luận về những chứng cứ xác định có tội hoặc vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi phạm tội..., những tình tiết khác trong vụ án.
Kháng cáo, kháng nghị:
Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

BÀO CHỮA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN:

Bào chữa: là việc dùng lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (gọi chung là "người bị buộc tội").

Quyền bào chữa: 1- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2- Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. 3- Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. 4- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 5- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật (Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

Người bào chữa: là người được người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội lựa chọn, nhờ bào chữa, hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: (1) Luật sư; (2) Người đại diện của người bị buộc tội; (3) Bào chữa viên nhân dân; (4) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Thời điểm tham gia bào chữa: người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Oan, sai trong lĩnh vực hình sự: oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam không hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm… mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người. Ngược lại, tại Việt Nam không hiếm trường hợp lại 'hành chính hóa' hoặc 'dân sự hóa' hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Sứ mệnh của luật sư: bào chữa cho người bị buộc tội không chỉ là hoạt động nghề nghiệp của luật sư, mà còn bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thời gian làm việc của luật sư bào chữa: được tính bao gồm: (a) thời gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; (b) thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa; (c) thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu; (d) thời gian tham gia phiên tòa; (đ) thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Thù lao luật sư bào chữa theo thỏa thuận: được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý và dựa trên các căn cứ: (a) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (b) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (c) kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Mức thù lao của luật sư bào chữa được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất (trần) cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (Điều 56 Luật Luật sư).

Thù lao của luật sư bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng: mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.

Phí dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự tại Công ty Luật TNHH Everest: từ 15.000.000 đồng cho một giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm). Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Ngành luật hình sự trong Hệ thống pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


 

QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ:

Bước
1
Tiếp nhận thông tin ban đầu:
Đề nghị với người yêu cầu dịch vụ cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu, để có thông tin sơ bộ về nội dung, diễn biến, vướng mắc, mong muốn của họ.
Bước
2
Xác định yêu cầu khách hàng:
Trao đổi với người yêu cầu dịch vụ để xác định mục tiêu (thật), thực trạng, thông tin liên quan, nhận thức, năng lực tài chính, mối quan hệ giữa khả năng thực hiện với mong muốn của họ.
Bước
3
Hướng dẫn, đề xuất giải pháp:
Đưa ra hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật, phương án giải quyết sơ bộ (nếu có thể) hoặc tư vấn cho người yêu cầu dịch vụ giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý:
Giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
Thu thập chứng cứ, tài liệu:
Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan, xác định người làm chứng, người có liên quan...; gặp người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để phục vụ cho công việc bào chữa.
Bước
6
Đề xuất các nội dung khác:
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề.
Bước
7
Các hoạt động bào chữa:
Cung cấp dịch vụ pháp lý: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư, Bộ luật tố tụng hình sự.
Bước
8
Đánh giá, điều chỉnh:
Tổng hợp, thông báo công việc đã thực hiện với khách hàng theo thời hạn được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; xác định vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Bước
9
Thanh lý hợp đồng dịch vụ:
Các bên xác nhận những nội dung của hợp đồng đã hoàn thành, chưa hoàn thành (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn

Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (người bị buộc tội).

Người thân thích của người bị buộc tội.

Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

Bảo mật thông tin:
Bảo mật thông tin:
Giữ bí mật thông khách hàng không chỉ là vấn đề đạo đức, ứng xử nghề nghiệp, mà là một vấn đề mang tính pháp lý, là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và sự thành công của luật sư.
Luật sư giàu kinh nghiệm:
Luật sư giàu kinh nghiệm:
Đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, quản trị và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp trong nhiều lĩnh vực.
Mạng lưới rộng khắp:
Mạng lưới rộng khắp:
Mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và hệ thống đối tác và đại lý tại nhiều địa phương tại Việt Nam, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và lựa chọn sử dụng nhiều dịch vụ của chúng tôi.
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39710 sec| 1117.258 kb