Quy tắc chung về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư

08/03/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

1- Nghề Luật sư tại Việt Nam

Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động. Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội. 1 những đạo đức chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức, bồi dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của Xã hội

Xuất phát từ tuyên ngôn về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trên đáng với sự tôn vinh của xã hội, các quy tắc chung về đạo đức nghề luật sự được quy định. Quy tắc, về đạo đức nghề luật sư được xác định như các nguyên tắc cơ bản, có tính rường cột, là tư tưởng chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống nguyên tắc và ứng xử có thể của luật sư trong quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp, với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác, với cơ quan thông tin đại chúng và với toàn xã hội khi luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý và quảng bá hình ảnh và dịch vụ của mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quy tắc 1. Sứ mạng của luật sư

Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật sư và nghề luật sư trong xã hội chính là sự phân công lao động xã hội trong nhà nước pháp quyền, lý giải cho sự mệnh của luật sư.

Khác với cơ quan, người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có sứ mạng bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động độc lập của hệ thống tư pháp ở mỗi quốc gia là thành trì để bảo vệ công lý. Do vậy, luật sư có sứ mệnh bảo vệ sự độc lập của tư pháp, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tình huống: Luật sư A được một công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam ký hợp đồng lao động làm việc với tư cách cá nhân, với chế độ đãi ngộ rất tốt cho cá nhân và cả gia đình luật sư. Qua thực hiện công việc theo hợp đồng, luật sư phát hiện dịch vụ của mình đang là mắt xích làm tăng lợi nhuận tối đa cho tập đoàn nước ngoài, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước Việt Nam. Công ty thuộc tập đoàn đầu tư nước ngoài nơi luật sư làm việc dùng thủ thuật kế toán và kinh doanh chuyên giá, xác định điểm hòa vốn hoặc lỗ nặng ở Việt Nam, lãi ở Công ty ở nước ngoài. Con của luật sư A được Công ty này cấp học bổng học tập tại nước ngoài và được cam kết sẽ nhận được công việc ổn định, lâu dài tại Công ty. Nếu là luật sư A, bạn sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên:

(i) Xin thôi việc, báo cho các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;

(ii) Không thôi việc nhưng ngầm báo cho các cơ quan có thẩm quyền;

(iii) Tiếp tục làm việc và chỉ thực hiện dịch vụ ở mức tối thiểu.

(iv) Phương án xử lý riêng của bạn?

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Quá trình hành nghề luật sư để đảm bảo được phẩm giá và sự tin cậy của Nhà nước và xã hội, người luật sư cần phải có sự độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan Luật sư phải bảo vệ pháp luật và sự công bằng của pháp luật. Muốn có sự công bằng, luật sư phải dựa trên sự thật khách quan và chi khi có sự thật khách quan luật sư mới có thể bảo vệ được.

Để tìm ra sự thật, Luật sư cần phải độc lập, độc lập trong suy nghĩ, hành động, trong phương thức hành nghề, phải trung thực, trung thực với chính mình, với khách hàng, với các cơ quan, tổ chức khác kể cả các cơ quan, người tiến hành tố tụng. Luật sư không vì lợi ích của chính bản thân mình hoặc để đảm bảo lợi ích của khách hàng mà đi ngược lại sự thật, làm việc theo sự sắp đặt hoặc ảnh hưởng của khách hàng hay của người khác mà không dựa trên sự thật. Sự trung thực, tôn trọng sự thật khách quan của Luật sư thể hiện xuyên suốt các mối quan hệ, với khách hàng, với cơ quan tiến hành tố tụng và trung thực với chính mình, các Luật sư đồng nghiệp và với xã hội.

Tình huống: Luật sư A là người duy nhất chứng kiến vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây chết người, lỗi thuộc về chủ phương tiện B. Sau một khoảng thời gian vụ án được khởi tố, Luật sư A được chính chủ phương tiện B nhờ bảo vệ từ giai đoạn điều tra. Là luật sư A bạn sẽ xử sự như thế nào?:

(i) Nhận lời và tiết lộ việc mình là nhân chứng duy nhất;

(ii) Không nhận lời, giới thiệu đến tổ chức hành nghề luật sư khác;

(iii) Không nhận lời B, làm nhân chứng của vụ án;

(iv) Phương án riêng của bạn?

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

4- Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thông của nghề luật sư

3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.

3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống, xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. Nghề luật sư là nghề đặc biệt, bởi hoạt động hành nghề cá nhân gắn liền với từng luật sư, nhưng có sự ảnh hưởng chung theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đều liên đới với cả đội ngũ luật sư và nghề nghiệp luật sư. Chính vì vậy, luật sư phải luôn coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình. Luật sư có trách nhiệm xây dựng, củng cố duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư Đó là niềm tin vào công lý, sự độc lập của tư pháp mà luật sư góp phần giữ vững và bảo vệ. Niềm tin về sự an toàn pháp lý, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tìm đến với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sử hành nghề dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng về luật pháp, phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp mà không chỉ dựa vào nguồn vốn, tài sản như các ngành nghề kinh doanh đơn thuần khác. Do vậy, việc thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn là hết sức cần thiết. Việc luật sư giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp luật sư, có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống của luật sư, phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sự có ý nghĩa sống còn đối với nghề luật sư, để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội. Bởi lẽ chỉ khi có tin cậy vào luật sư và nghề luật sư, khách hàng mới tìm đến với luật sư, tạo cho nghề luật sư phát triển bền vững.

Tình huống: Do vội đến Tòa án để kịp phiên xét xử, Luật sư A đã vượt đèn vàng khi chuyển sang đèn đỏ, vi phạm luật giao thông đường bộ. Khi bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ, lập và ký biên bản xử lý vi phạm pháp luật giao thông đối với luật sư, luật sư A đã xuất trình Thẻ luật sư, Giấy chứng nhận người bào chữa và đưa cho cảnh sát giao thông 1 chiếc ví, nói: “trong đó có tất cả giấy tờ, Chứng minh thư nhân dân, Thẻ tín dụng, tài liệu là những thứ rất quan trọng của tôi, muốn thu giữ hoặc lấy cái gì thuộc quyền của các đồng chí, trừ giữ phương tiện và giữ tôi lại, tôi đang rất vội phải đến Tòa để bảo vệ thân chủ, các đồng chí thông cảm”. Trên đường rất nhiều người tham gia giao thông đã dừng lại chứng kiến vụ việc.

Bạn hãy nhận xét về xử sự của luật sư A? Nếu là luật sư A, bạn sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên?

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

5- Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng

4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.

4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao. Nghề luật sư là nghề liên quan đến số phận con người, hoạt động nghề nghiệp của luật sư liên quan chặt chẽ với cộng đồng xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội. Do vậy, luật sư cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội nghề nghiệp của mình, luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao. Thực hiện trợ giúp pháp lý là quy tắc thể hiện cụ thể và sống động đạo đức nghề nghiệp của người luật sư.

Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách của nhà nước, đặc biệt là người nghèo, người già yếu, tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em không nơi nương tựa, là những đối tượng yếu thế trong xã hội. Khi gặp phải các rủi ro pháp lý họ càng nghèo và rơi vào hoàn cảnh khốn quẫn. Nhà nước có chính sách trợ giúp pháp lý cho họ, nhưng nguồn lực của nhà nước là có hạn. Người được trợ giúp rất cần tinh thần nghĩa hiệp, “hiệp sỹ” của luật sư, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Bởi nghề Luật sư hành nghề không chỉ vì tiền, do vậy, thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý luật sư phải thực hiện bằng cả tấm lòng nghĩa hiệp của mình, tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có thù lao.

Tình huống: Luật sư A là Trưởng Văn phòng luật sư A vừa được thành lập đã nhận được đơn đề nghị trợ giúp pháp lý về lĩnh vực tranh chấp đất đại đang được Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Bà B là người nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (cách Văn phòng luật sư A hơn 500 km).

Trong đơn, bà B có trình bày do rất nghèo không có đủ tiền để đến Văn phòng luật sư A, đã đọc được tên của Văn phòng luật sư A đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam có nói về thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, bà đã đặt niềm tin công lý vào Văn phòng luật sư A và gửi đầy đủ các giấy tờ về vụ việc và giấy tờ thuộc diện được trợ giúp pháp lý nhờ đích danh luật sư bảo vệ. Nếu là luật sư A, bạn sẽ xử sự như thế nào: (a) Im lặng; (b) Thực | hiện trợ giúp pháp lý miễn phí; (c) Cách ứng xử khác của bạn?

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quy tắc chung về đạo đức và ứng xử Luật sư được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quy tắc chung về đạo đức và ứng xử Luật sư có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quy tắc chung về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17754 sec| 998.734 kb