Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nếu là luật sư, bạn hãy là một luật sư tử tế".
- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest
Bằng cách xây dựng thói quen phát hiện và nuôi dưỡng các tài sản trí tuệ, cũng như sử dụng những tài sản đó một cách có chiến lược, doanh nghiệp có thể nâng cao doanh thu của mình, tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh và tạo dựng được vị trí vững chắc trên thị trường. Đây chính là chiến lược giúp nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp.Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có nền tảng vững về pháp lý sở hữu trí tuệ, cho nên, bài viết dưới đây cung cấp thông tin về dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
- Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ làm cho các tài sản vô hình “trở nên hữu hình” bằng cách biến các tài sản đó thành tài sản độc quyền có giá trị có thể trao đổi trên thị trường.
- Nếu các ý tưởng đổi mới, kiểu dáng sáng tạo và nhãn hiệu có sức hấp dẫn lớn của doanh nghiệp không được bảo hộ pháp lý bằng các quyền sở hữu trí tuệ thì chúng có thể bị doanh nghiệp khác sử dụng một cách hợp pháp và miễn phí.
- Tuy nhiên, khi được bảo hộ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, chúng sẽ mang lại những giá trị cụ thể cho doanh nghiệp vì các đối tượng này đã trở thành các quyền tài sản - do đó, không thể bị thương mại hóa hoặc sử dụng mà không có sự cho phép của chủ sở hữu nó.
- Khi doanh nghiệp đã đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giảm được rủi ro phát sinh tranh chấp hoặc có lợi thế khi tranh chấp phát sinh.
Doanh nghiệp nên xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này. Trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, doanh nghiệp phải xem xét việc mua lại quyền sở hữu trí tuệ hoặc nhận được quyền sử dụng các quyền đó thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hợp đồng li-xăng) để tránh những tranh chấp hoặc kiện tụng sau này.
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ, các sáng tạo trí tuệ được tạo nên từ quá trình hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Các tài sản, sáng tạo trí tuệ này mang giá trị kinh tế cũng như giá trị tinh thần khá lớn. Đó có thể là một tên gọi, một hình ảnh, một kiểu dáng được sử dụng trong các hoạt động thương mại, các ứng dụng kỹ thuật hay các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Điều 57 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
"1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:
a) Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền;
c) Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo uỷ quyền."
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không những bảo vệ quyền lợi, mang lại lợi ích kinh tế cho tác giả, chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ, mà còn bảo vệ quyền lợi cho những người mua quyền sử dụng tài sản trí tuệ đó;
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là công cụ hữu hiệu trong việc tạo động lực cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia Việt Nam;
Là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia và của từng doanh nghiệp;
Việc tuân thủ hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ là cách thức để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư và hội nhập hiệu quả;
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ giúp cho các quốc gia xóa bỏ được nguy cơ tụt hậu.
Các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ bao gồm:
Quyền tác giả (đối với tác phẩm) và các quyền liên quan (đối với chương trình biểu diễn truyền hình, ghi âm, phát thanh truyền hình).
Quyền sở hữu công nghiệp đối với: Sáng chế, giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp.
Chỉ dẫn địa lý.
Nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả: Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ (bảo vệ) các tác phẩm văn học nghệ thuật; các tác phẩm ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, các cuộc biểu diễn... Mọi sự sáng tạo hợp pháp của các tác giả đều được bảo hộ về tính nguyên gốc của tác phẩm mà tác giả đó sáng tạo ra được thể hiện dưới các hình thức khác nhau trong đời sống;
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ về Quyền sở hữu công nghiệp, gồm: Nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh và chỉ dẫn địa lý. Đây là một trong những quyền quan trọng bậc nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất, cũng như đối với các tác giả là các nhà khoa học, nhà quản lý có những phát minh, sáng kiến trong quá trình nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình;
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ về Quyền đối với giống cây trồng, giống vật nuôi: Sự phát triển của công nghệ sinh học sẽ tạo ra các cây, con giống có khả năng kháng lại sâu bệnh, bệnh tật. Quá trình nghiên cứu giống cây trồng sẽ được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ cho nhà nghiên cứu hoặc đơn vị sở hữu các giống cây trồng đó.
Tư vấn cho khách hàng, giải đáp pháp luật về các quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài và các điều ước quốc tế liên quan.
Tư vấn cho khách hàng về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và các nước khác.
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tư vấn các biện pháp pháp lý đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ văn bằng tại Việt Nam và các nước khác.
Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và tại các nước khác.
Tư vấn cho khách hàng về việc xác lập quyền đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý,…tại Việt Nam và nước ngoài;
Tư vấn cho khách hàng về việc gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, tư vấn về thương hiệu độc quyền;
Tư vấn về thủ tục chuyển nhượng văn bằng liên quan đến nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích cho khách hàng có nhu cầu tư vấn;
Tư vấn về thủ tục khiếu nại vi phạm liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích;
Tư vấn cho khách hàng hợp đồng li – xăng/ chuyển giao công nghệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, nước ngoài;
Tư vấn thủ tục nhượng quyền thương mại và tư vấn thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích cho khách hàng.
Quá trình thực hiện đăng ký:
Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
Thông báo về việc nộp đơn đăng ký sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn đăng ký;
Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
Theo dõi tiến trình của Đơn đăng ký và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)
Thủ tục đăng ký:
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Bước 3: Công bố đơn đăng ký
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký
Bước 5: Ra quyết định cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Áp dụng đối với khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm