Tin tức
Khái niệm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung của hành vi do nhà nước đặt ra, được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước. Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được xây dựng và ban hành theo các nguyên tắc sau đây: Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các quy định về thủ tục hành chính.
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được mục đích nhất định. Trong quan hệ quản lý hành chính, nhà nước đề ra quy phạm pháp luật - khuôn mẫu xử sự chung cho cá nhân, tổ chức trong tình huống được dự liệu trước, lặp lại nhiều lần.
Hệ thống pháp luật quốc gia
Mỗi quốc gia thường ban hành rất nhiều các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy định pháp luật được ban hành không tồn tại độc lập và biệt lập, mà giữa chúng luôn có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau trong quá trình điều chỉnh quan hệ xã hội. Nghiên cứu hệ thống quy phạm pháp luật sẽ không thể đầy đủ, toàn diện nếu không xem xét hệ thống nguồn pháp luật, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật, bởi các quy phạm pháp luật được chứa đựng, thể hiện, tồn tại trong các nguồn pháp luật.
Cách trình bày quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các nguồn pháp luật, cụ thể hơn là trong các quy định của nguồn pháp luật, nói cách khác, quy định của các nguồn pháp luật là hình thức biểu hiện của quy phạm pháp luật. Trong các loại nguồn pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật là nguồn mà quy phạm pháp luật có được sự thể hiện rõ ràng nhất. Dưới đây là những cách trình bày quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật.
Vị trí, vai trò của Ngành luật hiến pháp
Hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo thành bởi nhiều ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật đều có vị trí độc lập tương đối do được hình thành trên cơ sở nhóm đối tượng điều chỉnh riêng mà chúng điều chỉnh. Trong số đó, ngành luật hiến pháp có một vị trí đặc biệt. Ngành luật hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống.
Các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật
Cơ chế điều chỉnh pháp luật có nhiều yếu tố hợp thành như quy phạm pháp luật, quyết định cá biệt, quan hệ pháp luật, chủ thể, ý thức pháp luật, pháp chế, trách nhiệm pháp lý. Mỗi yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật có những nhiệm vụ, vị trí, vai trò nhất định trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Giữa các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Yếu tố này là tiền đề, cơ sở và bổ sung cho yếu tố khác để tạo ra sự vận hành đồng bộ, nhịp nhàng của cả cơ chế. Do vậy, nếu thiếu đi một yếu tố nào đó thì cơ chế có thể không vận hành được hoặc vận hành không hiệu quả.