Bộ máy quản trị, điều hành của Sở giao dịch chứng khoán
1-Cơ cầu tổ chức quản lí của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Ở Việt Nam, bộ máy quản trị và điều hành của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ti con được tổ chức phù hợp với mô hình tổ chức quản lí doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020. Dù tồn tại dưới mô hình công ti trách nhiệm hữu hạn hay công ti cổ phần, Nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/12/2020 về việc thành lạp, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở được tổ chức dưới hình thức sở hữu là công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lí cảu Sở bao gồm: Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; Ban kiểm soát. Còn với các công ti con là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu tổ chức quản trị và điều hành gồm: Chủ tịch công ti, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn.
2-Hội đồng thành viên
Là cơ quan quản lí, điều hành cao nhất tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, có chức năng đại diện cho chủ sở hữu trong việc quản lí, điều hành Sở giao dịch.
Xuất phát từ tính đặc thù cảu Sở giao dịch chứng khoán so với các doanh nghiệp thông thường, pháp luật quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước. Quy định này cũng thể hiện trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước trong vai trò là cơ quan quản lí chuyên môn đối với thị trường chứng khoán và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản cụ thể của Hội đồng thành viên được quy định trong điều lệ và phải phù hợp với Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Về nguyên tắc, những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng thành viên Sở giao dịch là những vấn đề lớn liên quan đến quản lí Sở giao dịch mà không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước. Ví dụ: Quản lí, sử dụng vốn, tài sản, huy động vốn, đầu tư dự án; Ban hành quy chế hoạt động của Sở giao dịch...
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
3-Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan giúp việc cho hội đồng thành viên, giúp hội đồng thành viên thực hiện vai trò để kiểm soát, giám sát tính hợp pháp và trung thực trong quản lí, điều hành hoạt động của Sở giao dịch. Ban kiểm soát có từ 01 đến 03 kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Những công việc thuộc quyền hạn và nghĩa vụ của ban kiểm soát bao gồm: giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoặc đầu tư phát triển, kế hoặc kinh doanh của Sở giao dịch; giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Sở giao dịch; giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên....
Ban kiểm soát xây dựng, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát.
4-Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
Tổng giám đốc trực tiếp điều hành Sở giao dịch chứng khoán và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính về hoạt động điều hành của mình. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc thực hiện việc điều hành các mảng công việc theo sự phân công của Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên.
Tổng giám đốc thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của mình như: tổ chức xây dựng các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; xây dựng và đề xuất các chiến lược, kế hoạch 05 năm và hàng năm để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt; tổ chức soạn thảo, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy chế quản lí nội bổ của Sở giao dịch...
Tham mưu cho Tổng giám đóc là các Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và các ban chuyên môn. Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng giám đóc trong điều hành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng giám đốc giao phù hợp với Điệu lệ của Sở, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Kế toán trưởng tổ chức thực hiện công tác kế toán của Sở; giúp Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Sở theo quy định của pháp luật. Các ban chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc trong quản lí, điều hành.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
5-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Bộ máy quản trị, điều hành của Sở giao dịch chứng khoán được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Bộ máy quản trị, điều hành của Sở giao dịch chứng khoán có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm