Các loại cảm xúc và vai trò của cảm xúc

"Cuộc đời chẳng bao giờ công bằng, và có lẽ với hầu hết chúng ta, thật may mắn vì là như thế".

- Oscar Wilde

Các loại cảm xúc và vai trò của cảm xúc

Xuất phát từ các cách và góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có những sự phân loại khác nhau như: Dựa trên cung bậc thì cảm xúc thấp (cảm xúc sơ đẳng); Dựa vào tính chất, cảm xúc được tiếp cận theo hướng dương tính, âm tính hay trung tính; Nhận diện cảm xúc còn có thể dựa vào cường độ.

Các dạng của cảm xúc: Cảm xúc tích cực (yêu thương, vui sướng, thoả mãn, hài lòng, quan tâm, thích thú, hạnh phúc, thanh thản, kinh ngạc...), cảm xúc tiêu cực, cảm xúc xấu (tức giận, buồn bã, đau khổ, thất vọng, lo lắng...).

Cảm xúc là yếu tố “mang năng lượng" cho ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào của con người cũng đều bắt nguòn từ cảm xúc. Ngay cả ứng xử theo thói quen cũng xuất phát từ những cảm xúc, nhưng vì lặp đi lặp lại trở thành thói quen nên con người thường không nhận ra nó.

Liên hệ

I- CÁC LOẠI CẢM XÚC CHỦ YẾU CỦA CON NGƯỜI

- Dựa trên cung bậc thì cảm xúc thấp (cảm xúc sơ đẳng):

Cảm xúc thấp xuất hiện từ những nhu cầu mang tính bản năng của cơ thỂ (thích ngọt, chua; ghét đắng, cay; sợ hãi khi gặp nguy hiểm, khó khăn...). Đối lập với cảm xúc thấp là những cảm xúc cao (chính là tình cảm, nhận thức xuất hiện trong mối quan hệ xã hội, phụ thuộc vào việc thỏa mãn các nhu cầu có tính chất xã hội, thẩm mỹ, luân lý...). Cảm xúc cao phát triển trên cơ sở ý thức (như: tình yêu quê hương, đất nước, yêu nghề nghiệp...) và nhận thức (trí tuệ cảm xúc), có giá trị chi phối, kìm hàm cảm xúc thấp.

- Dựa vào tính chất, cảm xúc được tiếp cận theo hướng dương tính, âm tính hay trung tính:

Cảm xúc dưong tính gắn với biểu hiện vui sướng, thân ái, thiện cảm, hạnh phúc. Cảm xúc âm tính ngược trở lại, là sự buồn rầu, xấu hổ, tức giận... Nếu cảm xúc dương tính mang đến cho con người cảm giác về sự thỏa mãn, làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt động thì trái lại, cảm xúc âm tính khiến con người ta cảm nhận sự không thỏa mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực, động lực làm việc, phấn đấu.

- Nhận diện cảm xúc còn có thể dựa vào cường độ:

Cách phân biệt này được luận giải theo các yếu tố khí sắc, ham thích hay xung cảm. Khí sắc là trương lực của cảm xúc. Khí sắc là trạng thái cảm xúc cơ bản, có sự phong phú trong cách biểu lộ cảm xúc và bản năng. Khí sắc tạo ra trong “tâm hồn" con người một sắc điệu dễ chịu hoặc khó chịu. Trong những trường hợp khác, khí sắc làm con người “dao động” giữa hai thái cực “thích thú" và “đau khổ". Khí sắc thể hiện cường độ cảm xúc con người trong một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, đối với hội chứng “trầm cảm" thì khí sắc giảm nhưng nếu liên quan đến hội chứng hưng cảm thì khí sắc lại tăng. Yếu tố “ham thích” dùng để chỉ cảm xúc mạnh, sâu sắc, bền vững mong một thời gian dài, có giá trị thúc đẩy những hoạt động có ý chí, như: ham thích âm nhạc, thơ văn, học tập... Yếu tố “xung cảm" là một cảm xúc có cưòng độ mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn, thường kèm theo xung động ngôn ngữ và vận động, do tác dụng của những kích thích mạnh, gây sợ hãi hoặc bất toại. Xung cảm có thể mở nên là bệnh lý khi nó xuất hiện không tương ứng với kích thích thực tế bên ngoài mà dường như là do những kích thích bên trong. Những cơn xung cảm thường được thể hiện bằng các cơn ngất xỉu. Xung cảm thường gặp trong hội chứng hưng cảm, sa sút trí tuệ, tinh thần. Cảm xúc thường có các dạng sau đây:

- Cảm xúc tích cực:

Đây là những cảm xúc có tác dụng thôi thúc con người hoạt động, mang đến cho con người sự tự tin, lạc quan, củng cố ý chí và làm tăng khả năng sáng tạo. Cẩm nang Tâm lý học tích cực Oxford định nghĩa cảm xúc tích cực là “những phản ứng hài lòng và mong mỏi thuộc về hoàn cảnh.... ”.1 Cảm xúc tích cực (hay còn gọi là cảm xúc tốt) trở thành “thức ăn bổ dưỡng” cho não bộ. Đây là trạng thái cảm xúc mà con người thường mong muốn có được. Khi con người ở trạng thái cảm xúc tốt thì các loại nội tiết tố được tạo ra sẽ tác động có ích cho cơ thể, giúp tăng nhanh tốc độ và chất lượng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, đồng thời tăng cường và hoàn thiện các quá trình trao đối chất, giúp cơ thể hồi phục, đào thải các chất độc hại, trẻ hóa các tế bào, giúp các cơ quan chức năng hoạt động hoàn hảo.

Một số cảm xúc tích cực của con người: yêu thương, vui sướng, thoa mãn, hài lòng, quan tâm, thích thú, hạnh phúc, thanh thản, kinh ngạc.

Câu hỏi mà một cá nhân cần đặt ra trong cuộc sống và công việc, đó là liệu rằng con người chỉ cần cảm xúc tích cực/cảm xúc tốt/cảm xúc giúp cung cấp động lực hành động hay không? Cảm xúc tích cực liệu có đặt ra việc cần loại bỏ cảm xúc tiêu cực ra khỏi đời sống cá nhân hay không? Cảm xúc tích cực vốn cực kỳ cần thiết cho cá nhân, nhưng nếu chỉ một mình cảm xúc tích cực thì không làm nên giá trị nhân bản của đời sống con người. Với tư duy biện chứng, cảm xúc tích cực vẫn tồn tại song hành với một dạng cảm xúc đối lập, đó là cảm xúc tiêu cực (cảm xúc xấu).

- Cảm xúc tiêu cực, cảm xúc xấu:

Xét về bản chất, cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc kìm hãm hoạt động của con người, làm cho con người trở nên yếu đuối, tự ti, bi quan, chán nản, tức giận... Dạng cảm xúc này được hình dung giống như những “liều thuốc độc”, làm cho con người dễ dẫn đến không kiểm soát bản thân, có thể có những hành động bột phát. Cảm xúc tiêu cực sẽ tạo ra những chất độc hại, có tác dụng không tốt đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tắc nghẽn các dòng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, hay rối loạn vòng tuần hoàn máu và dưỡng khí, thậm chí có thể phá vỡ sự cân bằng của quá trình trao đổi chất ngay trong cơ thể mỗi con người. Một số cảm xúc tiêu cực thường có ở con người: tức giận, buồn bã, đau khổ, thất vọng, lo lắng, cô đơn.

Cảm xúc tiêu cực trong những tình huống cụ thể lại có tác dụng tích cực khi nó được con người sử dụng như một công cụ kích thích để làm tăng mức độ cảm xúc tốt. Những cảm xức tiêu cực có thể tạo cho từng cá nhân "một điểm đổi lập” với những cảm xức tích cực. Những cảm xúc tiêu cực phục vụ cho mục đích tiến hóa, khuyến khích cá nhân hành động theo cách giúp tăng cơ hội vượt qua khó khăn, thách thức và giúp từng cá nhân trưởng thành và phát triển trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Do vậy. con người không thể từ chối hay phủ nhận một thực tế rằng, không chỉ có cảm xúc tích cực mới mang lại ý nghĩa của cuộc sống mà ngay những cám xúc tiêu cực, một khi được “chuyển hóa hợp lý” cung luôn có ý nghĩa tích cực là phục vụ cho những mục đích quan ưọng của mỗi con người. Việc nhận diện mối quan hệ giữa cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực thông qua kênh “chuyển hóa" cảm xúc trong cơ chế nhận thức của tư duy và não bộ con người có ý nghĩa trong việc “cân bằng lại" những cảm xúc đa dạng tất yếu nảy sinh trong cuộc sống, qua đó giúp con người tự quản lý cảm xúc bản thân một cách họp lý nhất.

Danh sách “chuyển hóa” những cảm xúc tiêu cực sang giá trị tích cực:

• Tức giận: Giúp đấu tranh chống lại các “vấn đề”.

• Sợ hãi: Tạo vũ khí bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.

• Mong chờ: Giúp cho việc lên kế hoạch hành động.

• Lo lắng: Giúp tập trung sự chú ý để vượt qua rào cản.

• Buồn: Tạo sự kết nối cá nhân với những người mà mình yêu thương/ quan tâm/ muốn kết nối/ nghĩ lại hành vi của bản thân đã làm.

• Ghê tởm, căm ghét: Giúp cho sự từ chối, tránh xa những việc làm không lành mạnh trong cuộc sống.

• Thất vọng: Giúp nhìn lại sự việc để tìm ra giải pháp khắc phục hoặc hướng đi mới.

• Đau đớn: Giúp hiểu hơn sự thất bại/ tổn thương để làm lại những điều tốt đẹp.

• Nhục nhã: Giúp thấy rõ nguyên nhân của thất bại để khắc phục tổn thất/ nỗi đau, tìm giá trị mới của cuộc sống.

• Cảm xúc trung tính: trạng thái cân bằng cúa cơ thể. Trong những điều kiện bình thường, cơ thể của con người là một bộ máy sinh học và có các hoạt động cần thiết để duy trì sự tồn tại của bản thân. Trong tình trạng cảm xúc này, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh được duy trì ở mức đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu của cơ thể. Trạng thái cảm xúc bình thường này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cuộc sống của mỗi con người so với hai dạng cảm xúc nêu trên. Trong trạng thái trung tính, tất cả các cơ quan đều hoạt động bình thường, tạo cho cá nhân một cảm giác là bình an, ổn định. Cảm xúc trung tính giúp con người nhận thức được sự hoạt động bình ồn của cơ thể và là trạng thái “cân bằng” về tinh thần và năng lượng, rất cần thiết cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các cảm xúc trung tính khi tồn tại trong một khoảng thời gian dài rất dễ mang lại cảm giác nhàm chán, vô hình trung trở thành “mặt trái” đối với cảm xúc của con người vì chúng dễ tạo ra các trạng thái vô cảm, buồn chán và trì trệ.

Sự tác động đa chiều của các trạng thái cảm xúc trong đời sống cá nhân rất cần được nhận diện một cách thích hợp. Chẳng hạn, con người thường quan niệm chỉ cảm xúc tiêu cực mới mang đến những stress trong cuộc sống. Nhưng nếu quan sát một cách thận trọng, có thể nhận thấy không ít cảm xúc tích cực vẫn mang đến sự “căng thẳng” cho một cá nhân.

Ví dụ:

Khi chuẩn bị nhận công việc mới: Trạng thái cảm xúc phấn khích đan xen lo lắng cho một chặng đường mới của cuộc đời. 

Khi chuẩn bị cho sự kiện kết hôn: Trạng thái cảm xúc lo lắng, bận rộn, thậm chí có thể có sự hoài niệm, băn khoăn trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân giữa hai con người. 

Khi chuẩn bị tham gia phiên tòa đầu tiên trong cuộc đời của một Luật sư,Thấm phản hoặc Kiếm sát viên: Trạng thái cảm xúc hồi hộp, lo lắng dù đã chuẩn bị rất kỳ lưỡng mọi điều kiện để tham gia phiên tòa đầu tiên trong cuộc đời của một Luật sư, Thấm phán, Kiểm sát viên.

Thực tế là mỗi trạng thái cảm xúc đều có vài trò quan trọng khi nó được liên kết đến não bộ con người. Với cảm xúc tích cực, cách mà nó tác động đến não bộ con người sẽ là:

(1) Làm tăng hiệu suất của chúng ta trong nhiệm vụ nhận thức bằng cách nâng cao tinh thần của chúng ta mà không làm chúng ta mất tập trung như những cảm xúc tiêu cực.

(2) Kích hoạt các mạch thần kinh về khen thưởng trong não, góp phần làm giảm mức độ hormone căng thẳng và hạnh phúc cao hơn.

(3) Giúp chứng ta mở rộng tầm nhìn và mở rộng phạm vi tập trung của bộ não.

Tương tự, cách tác động của cảm xúc tiêu cực lên não bộ con người cũng có thể được hình dung như sau:

(1) Tạo điều kiện xử lý xung đột cảm xúc, giúp chúng ta hiểu được thông tin cảm xúc không thống nhất hoặc mâu thuẫn, có thể giúp chúng ta tìm ra những vấn đề khó khăn thuộc cảm xúc.

(2) Tạo điều kiện xử lý xung đột nhận thức, hỗ trợ chúng ta trong việc thấu hiểu thông tin nhận thức không thống nhất hoặc mâu thuẫn, tức giúp chúng ta hiểu ra khi chúng ta nhận được những tín hiệu khó hiểu.

(3) Giảm trải nghiệm về sự đồng cảm, bảo vệ chúng ta khỏi việc quá dính líu với người khác và tập trung vào các mục tiêu của chính mình.

Như vậy, cảm xúc tích cực và tiêu cực đồng thời tác động đến bản thân con người. Đó là hai “mảnh ghép” chủ yếu của cảm xúc bên trong tâm hồn con người. Điều cực kỳ quan trọng đối với từng cá nhân là làm gì để học được cách tăng cường cảm xúc tích cực nhằm tận dụng tối ưu những cơ hội mà cảm xúc đó mang lại. Thực hiện công việc này giúp con người học được cách thích nghi và đối phó với những cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả. Khi con người có thể chấp nhận, nắm lấy và khải thác cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực thi cũng chính là lúc bản thân sẽ tự cho mình những cơ hội tốt nhất đề tạo dựng, duy trì, phát triển một cuộc sống cân bằng, có ý nghĩa. Một khi con người gắn bó với những dạng cảm xúc như “vật bất ly thân” thì phải quản lý tốt cảm xúc này trong mỗi “cái tôi” cá nhân để sao cho cảm xúc trở thành một thứ trí tuệ cần có cho sự thành công của bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân.

II- VAI TRÒ CỦA CẢM XÚC

Cảm xúc có vài trò cực kỳ quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng. Cảm xúc là yếu tố “mang năng lượng" cho ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào của con người cũng đều bắt nguồn từ cảm xúc. Ngay cả ứng xử theo thói quen cũng xuất phát từ những cảm xúc, nhưng vì lặp đi lặp lại trở thành thói quen nên con người thường không nhận ra nó.

Không thể phủ nhận, mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc. Cảm xúc Thẩm nhập vào từ các hoạt động tri giác cho đến việc lựa chọn các thao tác và ra quyết định trí tuệ. Mức độ ảnh hưởng từ cảm xúc rất đa dạng, với sự bắt đầu từ những cảm xúc đơn giản, sau đó đến tình cảm phức tạp và cuối cùng là sự tham gia của những linh cảm trực giác hết sức thú vị và diệu kỳ. Trong nghề luật, linh cảm trực giác (niềm tin nội tâm) có ý nghĩa rất quan trọng bởi loại linh cảm này là sự hội tụ cảm xúc tự nhiên của một cá nhân kết hợp với sự “nhạy cảm” về nghề nghiệp đã qua sự trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn làm nghề.

Một vài trò khác của cảm xúc là định hướng hành động, theo đó, cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Vì vậy, việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc.

Việc phân biệt và nhận biết được cảm xúc của người khác là một trong số những điều cơ bản để hình thành và phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Một người có thể nắm bắt được cảm xúc của bản thân, đồng thời biết kiềm chế nó thì thông thường sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này ở mỗi cá nhân được xác định là "sự đồng cảm”.

Khi ở tầm của trí tuệ, cảm xúc có giá trị “dẫn đường” cho suy nghĩ. Nhiều trải nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, cảm xúc dẫn đường cho chính cá nhân trong những tình huống khẩn cấp, cần phải đưa ra những quyết định vừa kịp thời, vừa hợp lý, vừa chính xác. Đó là Những tình huống con người không có điều kiện và thời gian để suy nghĩ hoặc phải đối diện với tình thế mà bản thân chưa từng trải qua một lần trong cuộc đời. Cảm xúc ở những tình huống như vậy trở thành “phao cứu sinh” để giúp bản thân thoát khỏi nguy hiểm hoặc làm nên những “kỳ tích" trong công việc hay cuộc sống mỗi người. Đối với người hành nghề luật, dạng cảm xúc này thường là cảm xúc nghề nghiệp (chứa đựng trong niềm tin nội tâm, niềm tin công lý), có ý nghĩa tích cực cho việc ra các quyết định từ vị trí công việc của người hành nghề.

Ngoài ra, cảm xúc còn có vài trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc kìm chế cảm xúc giúp con người có sự bình tĩnh cần thiết để tránh cho cơ thể phải đối diện với một số loại bệnh do xúc động quá mạnh gây ra, như: tai biến mạch máu não, rối loạn cảm xúc, stress.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư trong vụ, việc ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các loại cảm xúc và vai trò của cảm xúc

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53400 sec| 1145.922 kb