Khái quát về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Khái quát về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. Nếu chế độ sở hữu được thiết lập phù hợp với các quy luật khách quan thì nó sẽ tạo môi trường tốt, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển; ngược lại nó sẽ kìm hãm nền kinh tế. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Vấn đề củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Vấn đề củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Hiến pháp năm 1980 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai với quy định đất đai là của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19). Kể từ đó đến nay, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai luôn luôn được khẳng định trong các văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cần phải được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn.
Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Trước đây, Việt Nam cũng giống với các nước khác trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời với quy định đất đai là của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19), pháp luật chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân về đất đai. Hình thức sở hữu đất đai này tiếp tục được Hiến pháp năm 1992 khẳng định tại Điều 17 và Hiến pháp năm 2013 khẳng định tại Điều 53. Như vậy ở Việt Nam, quan hệ đất đai mang những nét đặc thù nhất định.
Quan hệ pháp luật đất đai và nguồn của luật Đất đai

Quan hệ pháp luật đất đai và nguồn của luật Đất đai

Pháp luật đất đai có vai trò quan trọng trong việc điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế-xã hội của đất đai đối với đời sống con người. Quan hệ đất đai là một trong nhiều mối quan hệ trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm đó và quan hệ này thuộc lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra phải nắm bắt cơ bản về nguồn của Luật Đất đai bao gồm những gì, cần xác định được những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật đó, tức là cần xác định nguồn của luật.
Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật Đất đai

Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật Đất đai

Khi đề cập tới các nguyên tắc tức là nói đến phương hướng chỉ đạo, là nền tảng pháp lí xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật và hệ thống các ngành luật được chỉ đạo bởi các nguyên tắc có tính định hướng chung cơ bản, mỗi ngành luật đến lượt mình lại có các nguyên tắc chỉ đạo và thậm chí trong từng vấn đề cụ thể thì phương hướng, đường lối được khái quát hoá bằng các nguyên tắc áp dụng rất quan trọng. Trong ngành luật đất đai, áp dụng 5 nguyên tắc cơ bản trong quá trình chỉ đạo và dịnh hướng chung.
Các vấn đề lý luận cơ bản của ngành luật Đất đai

Các vấn đề lý luận cơ bản của ngành luật Đất đai

Khi nói và viết về khái niệm Luật đất đai, học viên và người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy sẽ hiểu khái niệm này với tính cách là một ngành luật, trong khi đó các nhà quản lý, người xây dựng chính sách, đa số doanh nghiệp và người dân sẽ hiểu khái niệm này với tính cách là văn bản luật. Để hiểu rõ về ngành luật này cần phải nắm rõ về các vấn đề lý luận cơ bản bao gồm: khái niệm ngành luật đất đai, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai.
Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất đai

Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất đai

Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc người sử dụng đất phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của các chủ thể sử dụng đất khác.
Các quy định về đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Các quy định về đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Các quy định về đăng ký,cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất bao gồm (i) Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (ii) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình,cá nhân, công đồng dân cư đang sử dụng đất; (iii) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các quy định về thu hồi đất đai

Các quy định về thu hồi đất đai

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của Luật đất đai. Các quy định về thu hồi đất bao gồm: (i) Các trường hợp thu hồi đất; (ii) Thẩm quyền thu hồi đất; (iii) Trình tự thủ tục thu hồi đất; (iv) Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.11408 sec| 817.609 kb