Đặc điểm tâm lý riêng của bị cáo

14/05/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Một số đặc điểm tâm lý phổ biến của bị cáo mà Luật sư cần lưu ý

Đặc điểm tâm lý của bị cáo trong hoạt động xét hỏi tại phiên tòa rất đa dạng tùy thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp; trình độ học vấn; lần đầu phạm tội hay nhiều lần phạm tội; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội... song có thể khái quát một số đặc điểm tâm lý phổ biến của bị cáo như sau:

1- Khái quát một số đặc điểm tâm lý phổ biến của bị cáo

So với các giai đoạn tố tụng trước đó, cá nhân với tư cách là bị cáo ở giai đoạn xét xử có tâm lý mang tính ổn định hơn, không còn bỡ ngỡ với hoạt động tố tụng như ở giai đoạn điều tra

Bị cáo đã biết được cơ quan tố tụng có những chứng cứ gì buộc tội mình, họ tự đánh giá được mức độ hình phạt mà bản thân phải chịu. |

Bị cáo luôn mong muốn được Tòa án tuyên án với mức án nhẹ hơn tội danh và hình phạt mà VKS đã truy tố (trừ trường hợp án oan) để kết thúc sớm việc thi hành án và được tự do nên sẵn sàng khai báo tại tòa.

Khi tham gia phiên tòa, bị cáo thường có tâm lý căng thẳng, hoạt động tư duy của bị cáo diễn ra với tốc độ cao theo các diễn biến tại phiên tòa

Nhiều bị cáo có thể rơi vào trạng thái bão hoà cảm xúc, đó là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích thích, mất khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt. Đối với bị cáo khi tham dự phiên toà, hiện tượng bão hòa cảm xúc có thể xảy ra như là hệ quả của trạng thái tâm lý căng thẳng quá mức kéo dài trong suốt các giai đoạn của hoạt động tố tụng, từ giai đoạn điều tra cho đến giai đoạn xét xử tại tòa. Ngoài ra, các yếu tố khác dẫn đến hiện tượng bão hoà cảm xúc ở bị cáo bao gồm diễn biến tại phiên toà không đúng như kì vọng của bị cáo; Tác động của dư luận xã hội mạnh mẽ, điều kiện sức khoẻ, biến cố gia đình; Chứng kiến sự đau khổ của người thân tại tòa khiến bị cáo như rơi xuống vực, chưa kể đến phiên tòa có nhiều người tham dự, có cả báo chí, truyền thông... Khi bị rơi vào trạng thái bão hoà cảm xúc, bị cáo sẽ có ứng xử tại phiên toà một cách máy móc, kém tinh nhạy và sáng suốt, do đó, không trình bày được một cách thuyết phục những vấn đề có liên quan đến vụ án như đã thống nhất với Luật sự trước đó; Không trả lời được một cách logic, rõ ràng và mạch lạc các câu hỏi của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa đặt ra.

Bị cáo cố gắng dự đoán trước những câu hỏi của HĐXX, của Kiểm sát viên tại phiên tòa và luôn muốn đề xuất với Luật sư những câu hỏi, những tình huống có thể xảy ra tại tòa nhằm chuẩn bị nội dung trả lời và có những phản ứng sao cho có lợi nhất đối với bản thân.

Nhiều bị cáo ít kinh nghiệm sống, ít va chạm trong cuộc sống, tính tự chủ và kiềm chế cảm xúc yêu khi tham gia phiên tòa có đông người tham gia, nhất là ở các phiên tòa xét xử lưu động. Trước thái độ của bị hại, người bào chữa và thân nhân bị hại, dư luận xã hội về vụ án nên có thể xuất hiện các cảm xúc, lời nói và hành vi bột phá thiếu sáng suốt. Lưu ý, đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi có những đặc điểm tâm lý mang tính chất đặc trưng của lứa tuổi (cảm xúc và hành vi dễ bốc đồng theo tình huống phát sinh, hiếu thắng, dễ bị kích động, thích khẳng định mình một cách thái quá). Trong các phiên tòa xét xử đối với người dưới 18 tuổi có những biểu hiện tâm lý trái ngược nhau: Có bị cáo ở phiên tòa thì tỏ ra sợ hãi, hối hận đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình, song ngược lại thì cũng có những bị cáo tỏ vẻ “chất anh hùng" của mình, bất cần, không chút sợ hãi, thậm chí có hành vi cố tình cười cợt... thể hiện sự hạn chế trong nhận thức về pháp luật, sự nhận thức chưa đầy đủ hoặc phiến diện về chuẩn mực đạo đức.

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm tâm lý riêng của bị cáo

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.98981 sec| 942.266 kb