"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".
- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest
Dịch vụ pháp lý về thừa kế
Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Tài sản để lại gọi là di sản. Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức: Một là, thừa kế theo di chúc, là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống; Hai là, thừa kế theo pháp luật, là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Dịch vụ pháp lý về thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng: (1) lập di chúc phù hợp với quy định của pháp luật; (2) phân chia di sản thừa kế; (3) đại diện theo ủy quyền quản lý di sản; (4) thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến thừa kế; (5) giải quyết tranh chấp về thừa kế thông qua thương lượng, hòa giải hoặc thủ tục tố tụng tại tòa án.
VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG
LUẬT SƯ THỪA KẾ LÀM GÌ
Cung cấp kiến thức pháp lý, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, đối với nội dung: di chúc, di sản, người thừa kế, thừa kế theo pháp luật, thủ tục thanh toán và phân chia di sản.
Hỗ trợ khách hàng soạn thảo di chúc, biên bản họp phân chia di sản; biên bản ghi nhớ, biên bản làm việc để giải quyết vụ việc thừa kế.
Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục hành chính; giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, giao dịch liên quan và các giúp đỡ khác.
Đại diện khách hàng đàm phán, thương lượng, làm việc với tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết các vấn đề di sản, thanh toán, phân chia di sản.
Hỗ trợ khách hàng thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, đồ vật phục vụ cho việc lập di chúc, phân chia di sản thừa kế, thực hiện thủ tục hành chính.
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án tranh chấp thừa kế.
I- THỪA KẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Thừa kế: là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác, việc chuyển dịch tài sản này có thể bằng di chúc hoặc theo trình tự mà pháp luật dân sự quy định.
Di sản: bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Người thừa kế: là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người quản lý di sản: là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản: là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Tranh chấp về thừa kế: gồm 04 loại chính (1) Tranh chấp về chia di sản thừa kế; (2) Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế; (3) Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế; (4) Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
II- THỪA KẾ THEO DI CHÚC
Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di tặng: là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
Người lập di chúc: là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong khi lập di chúc, có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Hình thức của di chúc: (1) Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể (2) Di chúc miệng.
Di chúc hợp pháp: phải có đủ các điều kiện (a) người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; (b) nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Giải thích nội dung di chúc: Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
III- THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: áp dụng trong trường hợp (a) Không có di chúc; (b) Di chúc không hợp pháp; (c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; (d) những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: (a) không được định đoạt trong di chúc; (b) có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; (c) có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế theo pháp luật: được quy định theo thứ tự (a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; (c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
IV- THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
Họp mặt những người thừa kế: sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận (a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; (b) Cách thức phân chia di sản.
Người phân chia di sản: phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
Thứ tự ưu tiên thanh toán: các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự (1) Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; (2) Tiền cấp dưỡng còn thiếu; (3) Chi phí cho việc bảo quản di sản; (4) Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; (5) Tiền công lao động; (6) Tiền bồi thường thiệt hại; (7) Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; (8) Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; (9) Tiền phạt; (10) Các chi phí khác.
Hạn chế phân chia di sản: Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
- Người có mong muốn lập di chúc để lại tài sản của mình cho người thân sau khi chết;
- Người liên quan tới di chúc có điều khoản không rõ ràng, mâu thuẫn;
- Người không có kiến thức pháp luật đầy đủ về thừa kế;
- Người trong quá trình thanh toán, phân chia di sản thừa kế;
- Người đang có tranh chấp về thừa kế.
KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN CHÚNG TÔI BỞI:
Áp dụng đối với khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm