Đối với Nhà nước, mặt tích cực của truyền thông có lợi ích gì?

10/03/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu

Mặt tích cực của truyền thông đối với Nhà nước trong quy trình góp ý chính sách, việc tham vấn và góp ý kiến đều cần có các hoạt động truyền thông sâu rộng, cung cấp thêm thông tin và nhận thức cho các tầng lớp xã hội khác nhau. Truyền thông là một công cụ kết nối giới nghiên cứu chính sách với nhà hoạch định chính sách.

1- Mặt tích cực của truyền thông đối với Nhà nước

(i) Đối với công tác hoạch định chính sách của Nhà nước. Trong quy trình góp ý chính sách, việc tham vấn và góp ý kiến đều cần có các hoạt động truyền thông sâu rộng, cung cấp thêm thông tin và nhận thức cho các tầng lớp xã hội khác nhau. Truyền thông là một công cụ kết nối giới nghiên cứu chính sách với nhà hoạch định chính sách. Truyền thông có những ảnh hưởng theo những cách riêng đặc trưng, đặc biệt là vai trò phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách đang được soạn thảo và phản ánh mặt tích cực, hạn chế của chính sách sau khi được ban hành. 

  •  Truyền thông là một công cụ kết nối giới nghiên cứu chính sách với nhà hoạch định chính sách. Truyền thông cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp, vì dụ như các đại biểu Quốc hội có thể hướng sự chú ý của mình vào một vấn đề phản ánh qua truyền thông và sau đó tìm hiểu thêm về nó và xem xét thảo luận đưa vào nghị trình chính sách. Đôi khi, sự “rò rỉ” thông tin từ chính là trường có thể trở thành một vấn đề thu hút dư luận và làm thay đổi một us xuất hay giải pháp chính sách
  • Truyền thông cũng tác động khác nhau đối với các nhà hoạch định chính sách khác nhau tùy mức độ quan tâm và vị trí của mỗi đại biểu Quốc hội. Các báo chí chuyên ngành lại có thể ảnh hưởng nhiều hơn với lĩnh vực của nó. Một điều nữa, gián tiếp, nhưng quan trọng, là báo chí ảnh hưởng đến ý kiến công chúng. Ý kiến của công chúng lại là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, vấn đề lúc đó lại có thể thu hút mối quan tâm của đại biểu Quốc hội để tác động đến quá trình hoạch định chính sách. 
  • Truyền thông góp phần quan trọng để đưa ra ý kiến người dân, chuyên gia nói riêng và xã hội nói chung về các quy định vừa được ban hành sắp có hiệu lực. Nó góp phần đưa chính sách về quyền con người, quyền công dân được người dân nhận thức kịp thời khi có hiệu lực; đồng thời nó cũng phản ánh “lập tức” ý kiến của người dân đối với các quy định không hợp lý, vi phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân. 

(ii) Đối với tổ chức thi hành chính sách liên quan đến quyền con người, quyền công dân: Báo chí, truyền thông đã có sự quan tâm nhất định đến việc công bố các thông tin đến việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan, trong đó tập trung chủ yếu vào việc công bố thông tin về thời điểm có hiệu lực của chính sách theo tháng, một số ý kiến chuyên gia về tác động của chính sách đối với quyền con người, quyền công dân. Về cơ bản, thông qua báo chí, truyền thông, chính sách của Nhà nước đã được truyền tải đến người dân qua đó giúp cho Nhà nước thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật.

Thực tế cho thấy, báo chí, truyền thông đã đóng vai trò cầu nối quan trọng đưa chính sách đến xã hội và chuyển tải ý kiến người dân đến cơ quan soạn thảo, ban hành chính sách; làm cho quá trình thảo luận trong xã hội tốt hơn, tạo thành nhóm đông thuận về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau như hôn nhân cùng giới hay cơ chế bảo vệ nhân quyền. Trong thời gian qua, truyền thông đã thể hiện vai trò này rất rõ nét, điển hình là kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi, dự thảo Luật Đất đai, dự thảo Bộ luật dân sự... 

- Ở giai đoạn hiện tại và trong tương lai, truyền thông ngày càng phát triển và trở thành một “món ăn” không thể thiếu trong mỗi gia đình và toàn xã hội thì việc tác động của truyền thông đối với vấn đề bảo vệ quyền con người là hoàn toàn dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động của thiết chế truyền thông từ cơ quan nhà nước cũng là một vấn đề cần thiết để hoạt động truyền thông đi vào khuôn khổ và phát huy được những vai trò bản năng của mình trong đời sống xã hội và pháp luật.

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i)Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii)Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đối với Nhà nước, mặt tích cực của truyền thông có lợi ích gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.42613 sec| 942.594 kb