Hoạt động chứng nhận trong hoạt động tư pháp

04/03/2023
Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, hoạt động chứng nhận là một dạng hoạt động không thể thiếu được, đó là một chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp. Các sự việc được xác minh là để thuyết phục cho những người khác thấy rằng các sự việc và hiện tượng đó đã tồn tại trên thực tế khách quan. Vì thể cần phải tạo ra điều kiện để kiểm tra lại tính đúng đắn của việc ra quyết định trên cơ sở tổng hợp, phân tích các sự việc và hiện tượng. Để làm được việc này, các kết quả của hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế... phải được ghi chép lại, được giữ lại để người khác tri giác.

1- Khái niệm hoạt động chứng nhận

Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, hoạt động chứng nhận là một dạng hoạt động không thể thiếu được, đó là một chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp. Các sự việc được xác minh là để thuyết phục cho những người khác thấy rằng các sự việc và hiện tượng đó đã tồn tại trên thực tế khách quan. Vì thể cần phải tạo ra điều kiện để kiểm tra lại tính đúng đắn của việc ra quyết định trên cơ sở tổng hợp, phân tích các sự việc và hiện tượng. Để làm được việc này, các kết quả của hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế... phải được ghi chép lại, được giữ lại để người khác tri giác. Chính hoạt động chứng nhận đảm nhận chức năng này.

Hoạt động chứng nhận là hoạt động ghi nhận và cồng nhận các sự việc, sự kiện đã thu thập được trong quá trình nhận thức và được thể hiện dưới hình thức điểu luật quy định.

Ví dụ: biên bản lấy lời khai người làm chứng và người bị hại, nguyên đơn, bị đơn; biên bản hỏi cung bị can, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản đối chất..., sau khi đọc lại biên bản họ phải ký tên vào đó để làm bằng chứng.

2- Mục đích của hoạt động chứng nhận trong hoạt động tư pháp

Trong hoạt động tư pháp, hoạt động chứng nhận nhằm đạt được các mục đích sau đây:

- Tạo cơ sở để tiến hành các giai đoạn tố tụng;

- Ghi chép lại diễn biến và kết quả của các giai đoạn tố tụng;

- Đảm bảo thực hiện quyền hạn của những người tiến hành tố tụng;

- Tổng kết và đánh giá các kết quả của các giai đoạn tố tụng trên cơ sở so sánh, đối chiếu nó với các điều luật tương ứng.

3- Các phương pháp chứng nhận

- Phương pháp lưu trữ thông tin trong hồ sơ;

- Phương pháp mô tả, ghi biên bản;

-  Sử dụng các giấy tờ khác như bản án, nghị quyết.

4- Những người được chứng nhận

- Nhân danh người tham gia quá trình;

- Nhân danh điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân;

- Nhân danh người thứ ba.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Hoạt động chứng nhận trong hoạt động tư pháp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.36021 sec| 940.977 kb