Khái niệm luật so sánh

17/03/2023
“Luật so sánh” là thuật ngữ gây nhiều tranh luận trong khoa học pháp lí trên thế giới. Nhiều học giả trong các công trình của mình đã luận bàn về việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” trước khi trình bày những vấn đề khác liên quan đến nội dung của nó.

Trong các ngôn ngữ khác nhau, thuật ngữ được sử dụng để chỉ lĩnh vực học thuật này cũng khồng hoàn toàn thống nhất về mặt ngữ nghĩa. Thuật ngữ “comparative law” trong tiếng Anh và “droit compare” trong tiếng Pháp đều có nghĩa ìà luật so sánh. Tuy nhiên, thuật ngữ “Rechtsvergleichung” trong tiếng Đức lại có nghĩa là so sánh luật. Trong tiếng Việt, việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh và “so sánh luật” để nói đến lĩnh vực học thuật này cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu.

Trong khoa học pháp lí, bên cạnh thuật ngữ “luật so sánh” có nhiều thuật ngữ khác cũng được các học giả sử dụng để nói đến lĩnh vực học thuật này như: “lập pháp so sánh”, “luật học so sánh”, “so sánh luật”. Trong đó, thuật ngữ “luật học so sánh” và thuật ngữ “luật so sánh” luôn là trung tâm của sự tranh luận. Có ý kiến cho rằng không nên đồng nhất hai thuật ngữ “luật học so sánh” và “luật so sánh” vì thuật ngữ “luật học so sánh” có nội dung tổng hợp hơn, rộng lớn hơn rất nhiều so với thuật ngữ “luật so sánh”. Thậm chí, có học giả đã cố gắng chỉ ra những nội dung cụ thể của “luật so sánh” và “luật học so sánh” để phân biệt hai thuật ngữ này. Cũng có học giả cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” có thể đem đến nghi ngờ về sự tồn tại của ngành luật mới - ngành luật so sánh, giống như sự tồn tại của các ngành luật khác như luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình... Hơn nữa, những luật gia này cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” không phản ánh được đúng bản chất và nội dung của luật so sánh. Tuy vậy, đa số các học giả lại chấp nhận việc sử dụng hai thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau.

Trong khoa học cũng như trong thực tiễn, việc sử dụng thuật ngữ để chỉ phạm trù hay sự vật, hiện tượng nào đó chỉ là sự quy ước mang tính chất tương đối mặc dù trong rất nhiều trường hợp, tên gọi của các sự vật, hiện tượng thường được gắn với hình thức hoặc nội dung hay bản chất của chúng.

Thuật ngữ “luật so sánh” đã được sử dụng từ rất lâu và đến nay vẫn là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất, dù rằng các học giả còn đang tranh luận về bản chất và các vấn đề có liên quan đến nội dung của lĩnh vực học thuật này. Thậm chí, ngay cả khi thừa nhận thuật ngữ “luật so sánh” có thể dẫn đến sự hoài nghi về lĩnh vực pháp luật thực định, thuật ngữ này vẫn được sử dụng một cách chính thức trong các tài liệu viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; được sử dụng để đặt tên cho môn học ở các cơ sở đào tạo khác nhau trên thế giới và là tên của nhiều tổ chức có hoạt động gắn với lĩnh vực học thuật này. Tra cứu các dữ liệu sử dụng tiếng Anh trên mạng Internet trong thời gian gần đây cho thấy thuật ngữ “Comparative Law” (luật so sánh) càng ngày càng có tần suất sử dụng nhiều hơn thuật ngữ “Comparative Jurisprudence” (luật học so sánh). Điều này cho thấy tính phổ biến và thông dụng của thuật ngữ “luật so sánh”.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh. Tuy nhiên, các định nghĩa về luật so sánh được các học giả sử dụng thường không tập trung giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc là chức năng của nó. Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz trong công trình “Giới thiệu về luật so sánh” mô tả “Luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”. Cùng với việc xác định đối tượng so sánh là các hệ thống pháp luật khác nhau, hai học giả này đã khẳng định: “luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế gỉới”. Peter de Cruz - tác giả của cuốn sách “Luật so sánh trong thế giới thay đổi” định nghĩa luật so sánh là “nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật nào đó trên cơ sở so sánh” dựa trên lập luận rằng luật so sánh thường tập trung vào các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới và để được coi là công trình luật so sánh, công trình đó đòi hỏi phải là sự so sánh hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật hoặc truyền thống pháp luật hoặc so sánh các chế định, các ngành luật của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Khác với các định nghĩa nểu trên, Michael Bogdan xác định “luật so sánh bao gồm:

So sánh các hệ thắng pháp luật khác nhau để xác định những điếm tương đồng và khác biệt giữa chúng;

Nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, chẳng hạn, giải thích nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc tìm kiếm những điểm cốt lõi chung của các hệ thống pháp luật; và

Làm rõ những vấn đề mang tính phương phấp luân nảy sình có liên quan đến cấc nhiệm vụ trên, bao gồm cả những vấn đề cỏ tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài”.

Mặc dù những định nghĩa trên không hoàn toàn đồng nhất nhưng chúng có thể giúp cho chúng ta đi đến một số nhận định cơ bản sau:

Trước hết, có thể khẳng định rằng luật so sánh không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định. Nói cách khác, luật so sánh không phải là “hệ thống các quỵ phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội theo quan niệm truyền thống về “ngành luật” của khoa học lí luận về pháp luật. Ở mức độ khái quát hơn, cũng có thể nói rằng luật so sánh không phải là lĩnh vực pháp luật thực định như các lĩnh vực luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự... mặc dù thuật ngữ “luật so sánh” có thể dẫn đến việc hình dung về sự tồn tại của một hệ thống quy phạm pháp luật tạo nên ngành luật hoặc lĩnh vực pháp luật theo cách tư duy truyền thống.

Thứ hai, so sánh các quy phạm, các chế định pháp luật hay các giải pháp pháp lí cho một vấn đề nào đó trong cùng hệ thống pháp luật không thuộc về nội dung của luật so sánh. Việc so sánh các quy phạm, các chế định pháp luật hoặc các giải pháp pháp lí thuộc các lĩnh vực pháp luật thực định trong hệ thống pháp luật của nước mình là công việc mà các luật gia thường xuyên thực hiện khi nghiên cứu, giải thích và áp dụng pháp luật. Khác với việc so sánh các đối tượng trong cùng hệ thống pháp luật như vậy, các quy phạm, chế định hay các giải pháp pháp luật được so sánh trong luật so sánh không thuộc cùng hệ thống pháp luật. Do đó, việc so sánh các quy định về tội phạm với các quy định về vi phạm hành chính trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam hoặc so sánh các quy định về các tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành với các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam trước đây không thuộc nội dung của luật so sánh.

Hơn nữa, cũng cần phải lưu ý rằng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy pháp luật của quốc gia, một số học giả, luật gia vẫn thường viện dẫn các quy định của pháp luật nước ngoài và so sánh quy định của pháp luật nước mình; hoặc khi nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật nước ngoài, họ thường so sánh các quy định của pháp luật nước ngoài với pháp luật nước mình. Tuy nhiên, nếu chỉ là những so sánh mang tính chất bột phát, ngẫu nhiên, thiếu tính hệ thống thì khó có thể xem các so sánh đó là nội dung của luật so sánh.

Thứ ba, luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu luật so sánh, các nhà nghiên cứu, các luật gia thường so sánh các hệ thống pháp luật của nước ngoài với hệ thống pháp luật của nước mình hoặc so sánh pháp luật của các nước ngoài với nhau. Để làm được điều đó, các luật gia, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu, nghiên cứu về các hệ thống pháp luật nước ngoài một cách toàn diện. Vì vậy, những hiểu biết chính xác về pháp luật của nước ngoài là đòi hỏi không thể thiếu được để có thể tiến hành việc so sánh luật. Tuy nhiên, nếu chỉ trình bày những hiểu biết về hệ thống pháp luật của nước ngoài mà không đặt nó trong sự so sánh với các hệ thống pháp luật khác, không xác định những điểm tương đồng và khác biệt của nó với các hệ thống pháp luật khác thì đó không phải là công trình so sánh luật. Trong thực tiễn, các luật sư thường phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng của mình; các học giả cũng tìm kiếm thông tin về pháp luật nước ngoài để nâng cao hiểu biết pháp luật của mình nhưng việc nghiên cứu thuần tuý hệ thống pháp luật nước ngoài không có nghĩa đó là so sánh luật.

Thứ tư, “một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của luật so sánh là cố gắng giải thích những điếm tương đồng và khác biệt”. Điều đó có nghĩa là khi đã xác định được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật hoặc các chế định hay quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật, người nghiên cứu thường đặt câu hỏi tại sao các hệ thống phẩp luật khác nhau lại có những điểm tương đồng và khác biệt đó. Ket quả của việc giải thích những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật sẽ giúp cho luật so sánh phát huy được những giá trị của nó đối với lí luận và thực tiễn pháp luật.

Bản chất của luật so sánh là một trong những vấn đề được tranh luận gay gắt trong giới khoa học pháp lí trên thế giới. Nói cách khác, với câu hỏi “bản chất của luật so sánh là gì?” thì ngay cả thời điểm hiện tại vẫn có những câu trả lời khác nhau. Trong những năm 50, 60 và 70 của thế kỉ trước, nhiều học giả cho rằng luật so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng đối với lĩnh vực pháp luật. Thậm chí, nhiều nhà khoa học đặt câu hỏi rằng nếu luật so sánh được thừa nhận là ngành khoa học thì đối tượng của nó là gì khi nó chỉ là sự vận dụng phương pháp so sánh để xác định những điểm chung và những điểm đặc thù của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Thêm vào đó, một số nhà luật học đã coi luật so sánh chỉ là phương tiện có vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau đồng thời xem xét khả năng có thể làm cho hệ thống pháp luật ở xã hội này thích nghi với xã hội khác. Vì thế, những người theo quan điểm này đã nhấn mạnh khả năng ứng dụng của luật so sánh với tư cách là phương tiện để hiểu biết hơn về pháp luật chứ không phải là môn khoa học pháp lí.

Từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, mặc dù vẫn có quan điểm xem luật so sánh là phương pháp nhưng nhiều học giả cho rằng cần phải nhìn nhận luật so sánh là hệ thống tri thức. Các kết quả nghiên cứu của luật so sánh nên được xem không phải chỉ là một phần của phương pháp so sánh mà còn được xem như là việc hình thành hệ thống tri thức độc lập và vì thế cần phải công nhận nó như là môn khoa học độc lập. Thêm vào đó, để lập luận rằng luật so sánh nên được xem như là môn khoa học độc lập, các nhà luật học đã viện dẫn sự tồn tại của các khoa học xã hội và nhân văn khác khi sử dụng phương pháp so sánh một cách rộng rãi và kết quả là đã dẫn đến sự ra đời của các khoa học so sánh mới như chính trị so sánh, xã hội học so sánh... Hơn nữa, một số nhà luật học còn khẳng định rằng “phương pháp so sánh luật” và “luật so sánh” là những khái niệm độc lập. Theo cách lập luận này, nếu “phương pháp so sánh luật” nói đến phương tiện để nghiên cứu các hiện tượng pháp lí xã hội thì “luật so sánh” là lĩnh vực khoa học có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống pháp luật đương đại. Một lí do khác để các nhà luật học ùng hộ quan điểm nhìn nhận luật so sánh là môn khoa học độc lập xuất phát từ vai trò của luật so sánh trong việc phân tích và giải quyết những vấn đề mới của luật học nói chung. Theo đó, phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản đặc thù của việc nghiên cứu các hiện tượng pháp luật. Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các hệ thống pháp luật mà còn nghiên cứu mối quan hệ giữa các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia cũng như làm hài hoà và đi đến nhất thể hoá pháp luật của các quốc gia.

Cũng có ý kiến dung hoà hai quan điểm trên và cho rằng luật so sánh vừa là phương pháp khoa học, vừa là môn khoa học. Theò quan điểm này, luật so sánh là phương pháp bởi vì nó được sử dụng như là phương tiện để tập hợp thông tin về các hệ thống pháp luật hoặc các hiện tượng pháp luật được so sánh. Tuy nhiên, cũng hoàn toàn hợp lí khi xem luật so sánh là môn khoa học bởi vì nó tồn tại song song với lí luận chung về pháp luật nhưng với hệ thống tri thức riêng.

Trọng lí luận về khoa học hiện nay, chưa có sự thống nhất về tiêu chí để xác định môn khoa học độc lập. Có quan niệm xác định rằng khoa học độc lập phải có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng nhưng cũng có quan niệm cho rằng môn khoa học độc lập phải tạo ra hệ thống những tri thức mới khác với các khoa học đã tồn tại. Dù theo quan niệm nào thì luật so sánh ngày nay không chỉ có đối tượng và phương pháp riêng mà kết quả của những nghiên cứu so sánh luật đã hình thành nên những tri thức pháp luật khác với hệ thống tri thức của các khoa học pháp lí truyền thống. Hơn nữa, sự phân chia các khoa học trong lĩnh vực học thuật nào đó cũng chỉ mang tính tương đối. Các khoa học nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có thể được xem đó là khoa học pháp lí. Nhưng trong cái gọi là “khoa học pháp lí” đó, người ta lại có thể phân chia nó thành các khoa học pháp lí “thành phần” như lí luận về pháp luật, luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, tội phạm học... Thậm chí, trong sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói riêng, ở thời điểm nào đó, môn khoa học với đối tượng và phương pháp nghiên cứu nhất định có thể được chia tách thành nhiều khoa học độc lập có mối quan hệ với nhau. Vì thế, việc xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như những tri thức khác biệt mà luật so sánh tạo ra có thể cho phép chúng ta chấp nhận luật so sánh là khoa học độc lập như các khoa học đang tồn tại trong hệ thống khoa học pháp lí.

Bất chấp những tranh luận gay gắt về bản chất của luật so sánh và cho dù chưa có quan điểm chung thống nhất nhưng bản thân luật so sánh cũng như những khái niệm cơ bản, mục đích, chức năng và phương pháp của nó đã thu hút được sự quan tâm của các nhà luật học trên thế giới và vì thế luật so sánh vẫn được phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay, luật so sánh đã trở thành môn học được giảng dạy trong các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật trên thế giới ở các bậc đào tạo. Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc trình bày về các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới mà đã có sự hình thành nhiều môn học so sánh trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành như luật hiến pháp so sánh, luật hành chính so sánh, luật hợp đồng so sánh...

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm luật so sánh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.64126 sec| 993.75 kb