Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa

22/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị bàn luận cứ bào chữa, bảo vệ

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

1- Chuẩn bị bàn luận cứ bào chữa, bảo vệ

Trước khi viết bài bào chữa, Luật sư cần nghiên cứu và sắp xếp các tài liệu, chứng cứ cho dễ sử dụng. Đối với loại vụ án xâm phạm sở hữu, tài liệu quan trọng mà Luật sư cần phải hết sức lưu ý là các  biên bản định giá thiệt hại, các bản ghi lời khai chứng minh cho ý thức muốn chiếm đoạt tài sản .

Bài bào chữa mà Luật sư chuẩn bị nên được trình bày dưới hình thức văn bản và cần đảm bảo có ba phần chính: Đó là phần mở đầu, phần quan điểm pháp lý và phần đề xuất giải pháp, kết luận. Tuy nhiên trong các vụ án xâm phạm sở hữu cần lưu ý:

Trường hợp bào chữa theo hướng chứng minh sự không phạm tội của bị cáo. Để chứng minh cho hành vi của bị cáo không Cấu thành tội phạm đối với các tội xâm phạm về sở hữu thì khi chuẩn bị nội dung bài bào chữa, thông thường Luật sư sẽ chuẩn bị các căn cứ để chứng minh khách hàng mình không có mục đích chiếm đoạt tài sản, thực hịên không do lỗi cố ý, chứng minh khách hàng chưa đến tuổi chịu Trách nhiệm hình sự, thiệt hại về tài sản chưa đến mức truy cứu Trách nhiệm hình sự.

2- Ví dụ về việc chuẩn bị căn cứ bào chữa

Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại xã XĐ, huyện TH, tỉnh TB và vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại huyện TT, thành phố HN (xem ví dụ 4). Ở cả hai vụ án này các bị cáo đều không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nếu Luật sư chuẩn bị nội dung bào chữa cho các bị cáo theo hướng vô tội thì cần phải chứng minh và chuẩn bị những căn cứ sau:

Đối với vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại xã XĐ, huyện TH, tỉnh TB, Luật sư sẽ chuẩn bị toàn bộ các lời khai và căn cứ để chứng minh các vấn đề như: (i) Chứng minh mục đích của các bị cáo trong vụ án này là Trung và Quốc Anh không có mong muốn chiếm đoạt tài sản của Lâm giữa các bị cáo không có sự bàn bạc việc đánh Lâm (bị hại) để lấy chiếc xe máy của Lâm mà chỉ để trả thù; (ii) Hành vi lấy xe máy của Lâm của các bị cáo Trung và Quốc Anh trong hoàn cảnh như vậy thì chỉ nhằm mục đích tẩu thoát sự truy đuổi của dân phòng, ngày hôm sau các bị cáo đã tự nguyện giao nộp chiếc xe máy đã lấy; chuẩn bị những căn cứ, tài liệu chứng minh nhân thân của các bị cáo tốt, chưa có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm sở hữu ...

Đối với vụ án về “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ” xảy ra tại huyện TT, thành phố HN. Luật sư sẽ phải chứng minh mục đích ông Thành không thực hiện cam kết trả nợ đúng hạn, có những hành vi gian dối nhất định trong việc khất nợ đối với bà Vân, nhưng các hành vì đó chỉ nhằm mục đích giãn nợ và hoàn trả nợ mà thôi. Quan hệ với nợ giữa ông Thành và bà Vân chỉ là giao dịch dân sự.

Trong trường hợp để chứng minh khách hàng vô tội, Luật sư sẽ chứng minh thiệt hại về tài sản khi bị cáo thực hiện hành vi chưa gây hậu quả đến mức phải chịu Trách nhiệm hình sự, trong các điều luật về xâm phạm sở hữu, mỗi điều luật sẽ dựa vào mức thiệt hại nhất định để làm căn cứ buộc tội. Chẳng hạn, khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

(i) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vì phạm;

(ii) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

(iii) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

(iv) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

(v) Tài sản là kỷ vật, di vật ”

Ở trường hợp này, Luật sư cần chứng minh trong bản luận cứ của mình hai vấn đề sau đây: Thứ nhất, tài sản mà bị cáo trộm cắp có giá trị không đến 2 triệu đồng, (ví dụ: chứng minh kết luận định giá từ sản không phù hợp với giá trị thực tế của tài sản ...); Thứ hai, Luật sư cũng cần phải chứng minh khách hàng của mình chưa bị phạt vi phạm hành chính hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản; tài sản không phải là phương tiện kiếm sống chính của gia đình người bị hại, không phải là kỷ vật, di vật ...

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.52894 sec| 952.32 kb