Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người".
- Xixêrôn, Nhà lý luận chính trị La Mã
Sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp khách hàng xác định những thuận lợi, khó khăn khi khởi kiện, từ đó tư vấn cho khách hàng khởi kiện hay không khởi kiện.
Trong trường hợp khởi kiện, Luật sư hỗ trợ về pháp lý cho khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc thu thập chứng cứ và chuẩn bị tài liệu. Chứng cứ khởi kiện vụ án thừa kế là cơ sở cho Tòa án thụ lý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, giải quyết tranh chấp thừa kế.
Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn, Luật sư chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để đưa ra yêu cầu phản tố, ý kiến phản bác đối với yêu cầu của nguyên đơn.
Trong tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế, tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là một nghệ thuật. Khi tiếp xúc với khách hàng trong tranh chấp thừa kế, dù là người khởi kiện hay bị đơn hoặc người có quyền lợi. nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần có kỹ năng lắng nghe lời trình bày của khách hàng, xác định yêu cầu của khách hàng, các đương sự khác và nội dung tranh chấp. Trên cơ sở đó, Luật sư trao đổi với khách hàng về những tình tiết của tranh chấp thừa kế mà khách hàng chưa trình bày, trình bày còn thiếu, có sự mâu thuẫn. Ví dụ, khách hàng chỉ trình bày về đối tượng tranh chấp (di sản thừa kế) là nhà, đất thì Luật sư phải xác định được các tình tiết khách hàng trình bày còn thiếu là nguồn gốc nhà, đất; nhà, đất tọa lạc tại đâu, đặc điểm của nhà, đất như: diện tích, chiều dài, rộng, các chiều tiếp giáp, giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng nhà đất như thế nào... Từ đó, Luật sư trao đổi để xác định thêm các tình tiết này mới có thể hiểu rõ được tương đối đầy đủ về đối tượng tranh chấp là di sản thừa kế. Đồng thời, Luật sư sử dụng kỹ năng trao đổi để xác định được đầy đủ các tình tiết của tranh chấp, bối cảnh của tranh chấp thừa kế, cũng như mong muốn, nguyện vọng, yêu cầu cụ thể ban đầu của khách hàng.
Cùng với kỹ năng lắng nghe, hỏi để xác định tình tiết, nội dung tranh chấp, mong muốn của khách hàng, Luật sư phân tích các tài liệu, chứng cứ mà khách hàng cung cấp, đối chiếu với các tình tiết của tranh chấp thừa kế để tìm ra phương án tốt nhất, tư vấn chính xác cho họ. Do tính đặc thù của loại tranh chấp thừa kế mà các bên tranh chấp thường là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột, anh, chị, em con chú con bác ruột, ông, bà, cháu... Những người này gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng của một hoặc nhiều thế hệ trong gia đình, dòng tộc. Mặt khác, nhiều tranh chấp thừa kế thường có người thừa kế là người già, trẻ em, phụ nữ; một số ít vụ án thừa kế có đương sự là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần như người tàn tật, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự. Đây là những khách hàng thuộc nhóm chủ thể yếu thế trong xã hội so với người thừa kế khác. Điều này đòi hỏi Luật sư có sự tận tâm, chân thành và kỹ năng đặc biệt trong tiếp xúc với các khách hàng thuộc nhóm người yếu thế, tạo niềm tin cho họ, từ đó họ mới có thể trao đổi tất cả những gì họ biết, họ có với Luật sư. Tùy thuộc khách hàng là người khởi kiện hay bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Luật sư có các kỹ năng tiếp xúc, trao đổi phù hợp.
Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là người khởi kiện trong tranh chấp thừa kế, trước hết đòi hỏi Luật sư có kỹ năng xác định được các tình tiêt của tranh chấp. Trên cơ sở đó, Luật sư xâu chuỗi các tình tiết, bước đầu xác định nội dung tranh chấp. Từ đó, Luật sư mới có thề phân tích được điều kiện khởi kiện vụ án thừa kế. về nguyên tắc, các quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và quy định của pháp luật nội dung liên quan đến thừa kế là căn cứ để Luật sư xác định điều kiện khởi kiện. Theo đó, bao gồm các điều kiện sau: quyền khởi kiện của khách hàng (có quyền thừa kế không, năng lực hành vi tố tụng dân sự của người có quyền khởi kiện như thế nào); điều kiện thẩm quyền của Tòa án; điều kiện về tài chính để thực hiện quyền khởi kiện (nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn); yêu cầu của khách hàng đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, các điều kiện khác (địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghía vụ liên quan...).
Ngoài ra, xuất phát từ đặc thù của tranh chấp thừa kế, Luật sư xác định bối cảnh của vụ án như nguyên nhân tranh chấp, tính chất, mức độ của tranh chấp; điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; tâm tư, nguyện vọng của từng bên trong tranh chấp cũng như mong muốn, yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật hay bằng tiền của từng người thừa kế, đặc biệt là của khách hàng. Yêu cầu chia hiện vật thì cụ thể như thế nào; nếu là nhà, quyền sử dụng đất thì yêu cầu được hưởng bao nhiêu m2, chiều dài, rộng là bao nhiêu, các chiều tiếp giáp (đông, tây, nam, bắc...) như thế nào? Yêu cầu chia bằng tiền (giá trị) thì được chia bao nhiêu tiền? Từ đó, Luật sư đưa ra các phân tích và tư vấn cho khách hàng việc khởi kiện hay không khởi kiện va nếu khởi kiện thì cần đưa ra yêu cầu như thế nào, cung cấp các tài liệu, chứng cứ ra sao.
Ví dụ:
Anh A kết hôn với chị B năm 2000 và sinh được hai con là cháu N, cháu M. Bô mẹ anh A là bà C, ông D cư trú lại phường N. quận T. thành phố H. Trước khi kết hôn. anh A có khối tài sản riêng là 200 m2 đất tại thửa số 12, là bản đồ số 5 phường TĐ, quận N, thành phố H. Năm 2008, diện tích đất này nằm trong quy hoạch cầu T. Năm 2015, anh A chết không để lai di chúc. Năm 2016. Nhà nước có quyết định thu hồi 200 m2 đất tại thửa sổ 12, tờ bản đồ số 5 phường TĐ và được bồi thường số tiền 2.000.000.000 đồng thì xảy ra tranh chấp giữa ông D, bà C và chị B. vì vậy toàn bộ số tiền 2.000.000.000 đồng đã được Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận N gửi vào Ngân hàng E, chi nhánh quận N. Tháng 8/2016 Chị B muốn khởi kiện ông D, bà C ra Tòa án yêu cầu được nhận toàn bộ số tiền đền bù đất của anh A đang gửi tại chi nhánh quận N của Ngân hàng E. Ông D. bà C hiện đang cư trú tại quận T.
Căn cứ nội dung quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu trên của chị B không phù hợp với quan hệ pháp luật nội dung đã xác lập giữa các bên tranh chấp. Theo các tình tiết đã nêu thì tranh chấp giữa chị B và bà C, ông D là tranh chấp về thừa kế. Luật sư cần phân tích và xác định số tiền 2.000.000.000 đồng mà Nhà nước đền bù diện rích đất bị thu hồi của anh A là di sản thừa kế của anh A. Chị B là một trong những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh A nên có quyền khởi kiện vụ án thừa kế. Chị B có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nên được tự mình thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của anh A trong đó có số tiền 2.000.000.000 đồng theo quy định cúa pháp luật. Theo quy định tại Điều 35. 36. 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án quận T có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế giữa chị B và bà C, ông D.
Sau khi nghe trình bày của khách hàng về các tình tiết vụ án đang có tranh chấp. Luật sư sử dụng kỹ năng hỏi và đối chiếu với các tài liệu, chứng cứ khách hàng cung cấp, xác định được để có những đánh giá sơ bộ ban đầu về những vấn đề cần phải giải quyết trong tranh chấp thừa kế. Cụ thể, Luật sư cần xác định:
- Các tình tiết xác định người để lại di sản thừa kế;
- Các tình tiết xác định thời điểm mở thừa kế;
- Các tình tiết xác định người thừa kế (có bao nhiêu người thừa kế, họ tên, nơi cư trú hiện tại của họ);
- Các tình tiết xác định di sản thừa kế;
- Các tình tiết xác định nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại các khoản chi cần phải thanh toán từ di sản...;
- Các tình tiết xác định thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế. Mặc dù thời hiệu khởi kiện không còn là điều kiện thụ lý vụ án thừa kẻ tuy nhiên, tham gia giải quyết loại án này, Luật sư cần phải xác định để có sự tư vấn phù hợp cho đương sự;
- Tinh tiết về xác định người để lại di sản có để lại di chúc hay không? Hình thức và nội dung của di chúc như thế nào?
Trên cơ sở xác định được đầy đủ các tình tiết của tranh chấp thừa kế, Luật sư đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án thừa kế: quyền khởi kiện của người khởi kiện, thẩm quyền của Tòa án.
Về điều kiện thẩm quyền theo loại việc của Tòa án, Luật sư cần lưu ý đến điểm mới căn bản trong việc mở rộng thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.
Về điều kiện hòa giải tiền tố tụng cũng cần lưu ý, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đât không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Sau khi đánh giá xác định điều kiện khởi kiộn vụ án thừa kế, Luật sư phân tích các ưu điểm cũng như phương án thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng giữa bên tranh chấp cho khách hàng để khách hàng lựa chọn cách thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng hay khởi kiện vụ án thừa kế. Trường hợp có đủ điều kiện khởi kiện, Luật sư phân tích cho khách hàng những điểm lợi thế và bất lợi của việc khởi kiện cũng như quyền lợi của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Nếu khách hàng quyết định việc khởi kiện, Luật sư tư vấn cho khách hàng về yêu cầu khởi kiện. Khách hàng do không hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật nên có thể họ đưa ra những yêu cầu không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm được lợi ích của mình. Luật sư phân tích cho người khởi kiện biết được họ có quyền yêu cầu như thế nào, khả năng yêu cầu nào được chấp nhận, yêu cầu nào không được chấp nhận hoặc yêu cầu nào được chấp nhận một phần, yêu cầu nào được chấp nhận toàn bộ. Từ đó, Luật sư tư vấn cho khách hàng về yêu cầu khởi kiện: yêu cầu chia di sản thừa kế, xác định quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế; yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu...
Tư vấn về yêu cầu cho khách hàng phải bảo đảm được tốt nhất quyền lợi của họ. Theo ví dụ nêu trên, Luật sư phân tích cho khách hàng hiểu được rằng, nếu yêu cầu được nhận tiền bồi thường đất đang được gửi ở ngân hàng thì không phù hợp. Do đó, đối với tranh chấp này là tranh chấp thừa kế phải đưa ra yêu cầu khởi kiện là chia di sản thừa kế theo pháp luật số tiền bồi thường quyền sử dụng đất bị thu hồi là 2.000.000.000 đồng. Đối với yêu cầu chia di sản thừa kế, do người để lại di sản thừa kế có thể có nhiều khối tài sản: bất động sản (ở nhiều nơi), động sản (nhiều loại tài sản)... do đó, phụ thuộc vào khối di sản thừa kế các bên tranh chấp cũng như ý chí của khách hàng mong muốn chia bằng tiền hay hiện vật mà Luật sư có sự tư vấn phù hợp về yêu cầu cũng như lựa chọn Tòa án giải quyết theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Để có kỹ năng tư vấn yêu cầu cho khách hàng bảo đảm được quyền lợi của họ, Luật sư phải thông hiểu được các quy định của pháp luật có nội dung liên quan đến thừa kế.
Cùng với tư vấn về yêu cầu khởi kiện, Luật sư hướng dẫn khách hàng xác định và thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện vụ án thừa kế. Đó là các tài liệu chứng minh tư cách chủ thể khởi kiện (chứng minh thư nhân dân, sồ hộ khẩu...); các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế (được thể hiện trong giấy chứng tử, giấy khai sinh, di chúc...); các tài liệu, chứng cứ chứng minh di sản thừa kế (giấy tờ chứng minh nguồn gốc di sản, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản...). Có những tài liệu, chứng cứ khách hàng không lưu giữ mà đang lưu giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khách hàng không thể tự thu thập được. Ví dụ, các tài liệu, chứng cứ chứng minh nguồn gốc di sản thừa kế như hồ sơ về quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, các giấy tờ liên quan đến quá trình sử dụng đất... Vì vậy, Luật sư có thể trợ giúp khách hàng thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc khởi kiện vụ án thừa kế.
Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế thì người thừa kế có quyền yêu cầu khởi kiện chia tài sản chung khi đáp ứng được điều kiện: thống nhất về người thừa kế và di sản thừa kế là tài sản chung chưa chia. Thực tiễn áp dụng nội dung hướng dẫn này cho thấy có rất nhiều trường hợp bế tắc, không chia được tài sản chung. BLDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế để giải quyết bế tắc trên. Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định:
"Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kề đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: (a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người dang chiếm hừu theo quy định tụi Điều 236 của Bộ luật này; (b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”.
Theo quy định tại điều khoản chuyển tiếp của BLDS 2015, vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được áp dụng theo quy định của BLDS 2015. Với những nội dung thay đổi căn bản trong BLDS 2015, Luật sư có sự tư vấn phù hợp trong trường hợp khách hàng muốn yêu cầu chia di sản thừa kế đối với tranh chấp thừa kế hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Về thời hiệu xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế, Luật sư cần lưu ý thêm hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP).
Ngoài các kỹ năng chung, việc tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là bị đơn trong vụ án thừa kế có những kỹ năng khác với tiếp xúc, trao đổi với nguyên đơn. Trong trường hợp này, vụ án thừa kế đã được thụ lý. Vì vậy, Luật sư cần có những kỹ năng đặc thù trong trao đổi, tiếp xúc với bị đơn để từ đó giúp bị đơn soạn thảo vàn bản ghi ý kiến trả lời của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, đưa ra yêu cầu phản tố (nếu có); yêu cầu khác và xác định, thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết đế chứng minh ý kiến phản bác của bị đơn, chứng minh yêu cầu phản tố, yêu cầu khác là có căn cứ.
Luật sư lắng nghe lời trình bày của bị đơn về các tình tiêt trong vụ án thừa kế, về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Sau khi sử dụng các phương pháp hỏi nhằm xác định được rõ hơn các tình tiết của vụ án. Luật sư đối chiếu với các tài liệu, chứng cứ do bị đơn cung cấp và xác định được chính xác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là yêu cầu chia di sản thừa kế hay yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế, xác nhận quyền thừa kế và các yêu cầu khác...
Luật sư đối chiếu với danh mục các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn nộp kèm theo đơn khởi kiện được thể hiện trong thông báo về việc thụ lý vụ án thừa kế. Với phương pháp này, Luật sư sẽ nhận diện được chính xác bức tranh ban đầu của vụ án thừa kế. Đồng thời, Luật sư xác định được nguyên nhân, lý do tranh chấp, mức độ tranh chấp, phạm vi, đối tượng tranh chấp, ý kiến, quan điểm của khách hàng đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, quan điểm của khách hàng về hướng giải quyết vụ án, yêu cầu. mong muốn của khách hàng; yêu cầu mong muốn của các đương sự khác trong vụ án. Trên cơ sở đó, Luật sư giúp khách hàng soạn tháo văn bản ghi ý kiến trả lời của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn một cách có căn cứ, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng. Việc thống nhất, phản bác tình tiết, yêu cầu trong văn bản trả lời ý kiến phải rõ ràng, cụ thể về từng vấn đề cần giải quyết của vụ án thừa kế như: ý kiến thống nhất hay không thống nhất về người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, người thừa kế, di sản thừa kế, các nghĩa vụ của người để lại thừa kế, yêu cầu chia thừa kế bằng tiền hay hiện vật... Trong văn bản ghi ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Luật sư phân tích lập luận về căn cứ của từng vấn đề thống nhất hoặc phản bác đó. Nếu bị đơn là người quản lý di sản thừa kế, hoặc quá trình quản lý họ đà có công sức xây dựng, tôn tạo di sản thì Luật sư tư vấn cho họ về yêu cầu được thanh toán công sức quản lý, duy trì di sản thừa kế; yêu cầu thanh toán các chi phí xây dựng, tôn tạo di sản.
Ngoài ra, Luật sư đặc biệt lưu ý đến vấn đề hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và Bộ luật Dân sự để có sự tư vấn phù hợp, bảo vệ quyền lợi cho bị đơn.
Đồng thời với việc soạn thảo văn bản ghi ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Luật sư nghiên cứu các sự kiện, tình tiết trong vụ án thừa kế, xác định có yêu cầu phản tố hay không. Từ đó đưa ra những tư vấn chính xác cho bị đơn về yêu cầu phản tố (nếu có), bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong vụ án thừa kế. Các sự kiện, tình tiết đó có thể là người để lại di sản thửa kế có việc tặng cho, chuyển nhượng, mua bán di sản thừa kế với bị đơn nhưng thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho chưa hoàn tất, phần di sản đó vẫn đứng tên người để lại di sản thừa kế nhưng bên nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia thừa kế cả phần di sản đã được tặng cho, mua bán, chuyển nhượng cho bị đơn thì Luật sư tư vấn cho bị đơn về yêu cầu phản tố và thủ tục của yêu cầu này. Tùy thuộc các tình tiết của từng vụ án mà yêu cầu phản tố có thể là yêu cầu công nhận hợp đồng, công nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu xác định quyền sở hữu tài sản... của bị đơn. Thủ tục của yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Thực hiện được điều này, Luật sư phải có kỹ năng nhận diện yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự nói chung, yêu cầu phản tố trong vụ án thừa kế nói riêng cũng như phân biệt được ý kiến phản bác và yêu cầu phản tố.
Để thực hiện tốt kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án thừa kế, Luật sư cần có kỹ năng xác định được các tài liệu, giấy tờ phải có trong hồ sơ khởi kiện vụ án thừa kế. Hồ sơ khởi kiện vụ án thừa kế bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện vụ án thừa kế: đơn khởi kiện vụ án thừa kế do Luật sư soạn thảo cho khách hàng. Đơn khởi kiện vụ án thừa kế ngoài việc tuân thủ điều kiện về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện vụ án dân sự nói chung quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư cần chú ý trình bày được nội dung tranh chấp, yêu cầu khởi kiện theo trật tự logic sau:
- Tóm tắt các tình tiết về người để lại thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở thừa kế (theo trình tự thời gian), di sản thừa kế;
- Tóm tắt các tình tiết về quá trình tranh chấp và giải quyết tranh chấp tiền tố tụng (nếu có)
- Các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyế; tùy thuộc vào tranh chấp và mong muốn khách hàng để ghi rõ từng yêu cầu cụ thể đề nghị Tòa án giải quyết.
Các giất tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án thừa kế, bao gồm:
- Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể khởi kiện: chứng minh thư nhân dân của người khởi kiện, sổ hộ khẩu gia đình người khởi kiện, giấy khai sinh của người khởi kiện.
- Giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ án thừa kế (trong trường hợp người thừa kế là người chưa thành niên);
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản: giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận nuôi con nuôi, di chúc (nếu có);
- Các giấy tờ chứng minh việc phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế: giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết của Tòa án có thấm quyền; bản khai lý lịch...
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh di sản thừa kế: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh nguồn gốc di sản của người để lại di sản; giấy tờ về giao dịch dân sự có đối tượng là di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ khác: biên bản giải quyết về tranh chấp thừa kế trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có); văn bản về việc từ chối nhận di sản (nếu có).
Nếu không có các tài liệu, chứng cứ nêu trôn thì khách hàng có quyền và nghía vụ xuất trình các tủi liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu khới kiện. Ngoùi ra, Luột sư lập vãn bân về danh mục các tài liệu nộp kèm theo dơn kiộn (ghi rõ số bàn chính, bản sao).
Xác định được các tài liệu, giấy tờ nộp kèm theo dơn khởi kiện, luật sư cần lưu ý nghiên cứu Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các quy định khác của pháp luật để bảo đàm tính hợp lộ của các giấy tờ, tài liệu đó.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm